Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì (phần 2)
11:11 - 21/02/2022 Lượt xem: 654 Tác giả: Lê Huyền Trang
1.Tiểu đường thai kỳ có được ăn ngô không?
Theo các chuyên gia, ngô là 1 trong các loại thực phẩm nên hạn chế ăn nhiều cho người bị tiểu đường thai kỳ. Vì trong mỗi hạt ngô chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Bắp ngô có chỉ số GI là 69, con số này cao (mức trung bình là 56-69). Khi vào cơ thể, tinh bột sẽ biến thành đường glucose trong máu làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không thể dùng glucose để nạp năng lượng do cơ thể không tiết ra được insulin.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong quá trình mang thai bạn hoàn toàn không được ăn ngô. Vậy thì nên dùng ngô trong bữa ăn như thế nào cho đúng cách và không ảnh hưởng đến đường huyết, hãy tìm hiểu nhé!
Ăn ngô đúng cách khi bị tiểu đường thai kỳ
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng ngô khi mắc tiểu đường thai kỳ :
- Ngô là một loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho cơ thể. Để giảm thiểu lượng tinh bột ăn vào, nên phối hợp với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn.
- Mỗi bữa ăn không nên ăn quá nửa bắp ngô, nên ăn trong bữa ăn, không nên ăn thêm thành bữa phụ.
- Đa dạng hóa các sản phẩm dinh dưỡng chứa carbonhydrat như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu… mỗi loại nên ăn 1 chút ít.
- Kiểm soát đường huyết sau mỗi bữa ăn bằng máy thử đường huyết. Nên ghi chú lại để báo với bác sĩ.
- Không nên dùng các sản phẩm chế biến từ ngô vì có lượng đường rất cao.
2.Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?
Không phải những người mắc bệnh tiểu đường đều phải có chế độ ăn giống nhau. Mỗi người mắc bệnh tiểu đường sẽ ở tình trạng khác nhau nên phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh, giai đoạn của bệnh, và thể trạng của mỗi bệnh nhân...Vì thế, không thể đưa ra hướng dẫn chung cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường trong việc lựa chọn hoa quả.
Một bệnh nhân mắc tiểu đường lâu năm thì tuyến tụy sẽ hoạt động kém hơn so với bệnh nhân mới mắc bệnh, lượng đường hấp thụ vào cơ thể mỗi người cũng sẽ khác nhau mặc dù ăn cùng một lượng hoa quả như nhau. Chính vì thế, việc ăn trái cây tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của người tiểu đường.
Một số loại quả:
- Hoa quả họ cam (cam, quýt, bưởi)
Hoa quả họ cam là loại trái cây được nhiều bà bầu ưu chuộng vì khả năng dinh dưỡng mà nó mang lại. Trong các loại quả này có nhiều hàm lượng chất xơ, vitamin A, C, B9, khoáng chất canxi, axit folic , kali…có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch giúp giải độc, lợi tiểu. Đặc biệt là bưởi, đây là loại quả cực kỳ tốt cho nhiều đối tượng đặc biệt là người bị tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ, tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm. Bên cạnh đó bưởi còn có thể làm giảm cholesterol và triglycerid, tốt cho tim mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn ăn bưởi liên tục trong 12 tuần trở lên, sẽ giúp cơ thể giảm béo rất hiệu quả, đồng thời bưởi còn giúp làm đẹp da. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bưởi có vị đắng đặc biệt, chất tạo nên vị đắng có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh tiểu đường, giúp cơ thể người bệnh mẫn cảm đối với insulin. Thường xuyên ăn bưởi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và các biến chứng nguy hiểm.
- Kiwi
Kiwi là một trong những loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nhất mà bà bầu cần lựa chọn. Trong kiwi có chứa nhiều axit folic có tác dụng phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin C, chất xơ, kali,…cho cơ thể mẹ và bé. Kiwi có hàm lượng carbohydrates thấp, giúp điều chỉnh mức đường huyết luôn ở thế cân bằng.
- Bơ
Bơ là loại trái cây có hàm lượng carbohydrates thấp và chất xơ cao ít tác động đến lượng đường trong máu. Bởi thế bơ được xem lựa chọn hàng đầu của các bà bầu bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ.
- Táo
Táo hứa hẹn sẽ là loại quả bổ dưỡng, nhiều công dụng bất ngờ. Hàm lượng chất xơ, vitamin C, cùng một số chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể bà bầu và bé. Ăn táo sẽ hạn chế khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, ăn táo mỗi ngày sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 28% so với những người không ăn táo.
- Lựu
Đối với các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường lựu có dụng vô cùng vượt trội không nên bỏ qua. Bởi, trong lựu chứa nhiều các nguyên tố vi lượng. Chứa axit amin cung cấp dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Không những thế, lựu còn có khả năng giúp tiêu hóa tốt thức ăn, đào thải cholesterol. Giúp phòng ngừa được các biến chứng của tiểu đường như cao huyết áp, tim mạch, bệnh động mạch vành,…
- Lê
Trong lê chứ hàm lượng nước khổng lồ đến 80%. Hơn hết, lê còn có nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất và axit malic cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé. Đặc biệt, nhiều người đã dùng lê như một cách chữa tiểu đường. Thường xuyên ăn lê sẽ có khả năng giảm bệnh, tốt cho sức khỏe.
- Chanh
Chất chống oxy hóa dồi dào trong chanh sẽ rất tốt cho sức khỏe của huyết quản. Chanh được xem là “thần dược” cho những ngày mệt mỏi. Rất cần bổ sung dưỡng chất, năng lượng cho tinh thần thoải mái hơn. Ngoài ra, nó còn có công dụng ngăn ngừa các bệnh hạ huyết áp, căng huyết quản, một số triệu chứng xấu do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra. Đồng thời, uống nước chanh còn giúp thanh lọc thức ăn dầu mỡ. Chanh kích thích hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động tốt hơn.
- Ổi
Ổi được rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường sử dụng trong tâm thế an tâm. Bởi, nguồn chất xơ dồi dào cộng với vitamin A, C, và các khoáng chất đồng, mangan, kali, folate,…giúp điều hòa lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn. Do đó, ổi sẽ là công cụ thích hợp để cân bằng đường huyết trong cơ thể.
- Thanh long
Thanh long là lựa chọn an toàn mà các mẹ bầu không nên quên khi mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Thanh long giàu chất xơ giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu. Thanh long góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh. Đồng thời, thanh long chủ yếu được cấu tạo từ màng nhầy pectin, dồi dào chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose giúp phòng ngừa các bệnh béo phì, xơ vữa động mạch, táo bón, viêm ruột kết,…
Ngoài ra, ăn thanh long còn có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa. Giảm cảm giác đói thay thế tinh bột một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên ăn nhiều nhất 1 quả thanh long mỗi ngày và tránh ăn vào buổi tối.
Tùy theo từng loại trái cây mà chúng sẽ chứa hàm lượng đường khác nhau. Ví dụ, một số loại trái cây như sầu riêng, xoài chín, chuối chín, nhãn, mít,…sẽ có vị ngọt nhiều. Và nằm trong nhóm có chứa lượng đường cao hơn so với các loại trái cây như mâm xôi, việt quất, phúc bồn tử, dâu tây, chanh,…
Trên đây là những loại trái cây mẹ bầu nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên còn tuỳ vào mức độ và thể trạng cơ thể mẹ bầu vẫn cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ dinh dưỡng khi mang thai nhé!
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn