Tìm hiểu bệnh lý bánh rau – rau cài răng lược
08:05 - 14/07/2020 Lượt xem: 466
1. Rau cài răng lược và các thể Bệnh lý rau cài răng lược là tình trạng bám bất thường của bánh rau; các gai rau bám chặt vào cơ tử cung mà không bám trên màng đệm. Rau cài răng lược thể Accreta: Gai rau chỉ bám đến lớp xốp của niêm mạc tử […]
1. Rau cài răng lược và các thể
Bệnh lý rau cài răng lược là tình trạng bám bất thường của bánh rau; các gai rau bám chặt vào cơ tử cung mà không bám trên màng đệm.
- Rau cài răng lược thể Accreta: Gai rau chỉ bám đến lớp xốp của niêm mạc tử cung (chiếm khoảng 79 % trường hợp).
- Rau cài răng lược thể Increta: Gai rau đâm xuyên qua lớp xốp tới lớp cơ tử cung (chiếm khoảng 14 % trường hợp)
- Rau cài răng lược thể Percreta: Gai rau ăn xuyên hết lớp cơ tử cung, tới lớp thanh mạc và có thể xâm lấn tới các cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng…. Đây là thể hiếm gặp nhất, chiếm khoảng 05 – 07 % tất cả các trường hợp rau cài răng lược.
2. Những yếu tố gây tăng nguy cơ mắc rau cài răng lược
– Vết mổ cũ mổ lấy thai: tần số nhau cài răng lược tăng lên theo số lần mổ lấy thai, đặc biệt vết mổ cũ mổ lấy thai kèm nhau tiền đạo.
– Tiền căn nạo buồng TC: nong nạo hút hoặc thủ thuật buồng tử cung gây khiếm khuyết nội mạc tử cung là yếu tố nguy cơ của nhau cài răng lược.
– Vết mổ bóc nhân xơ TC.
3. Chẩn đoán bệnh rau cài răng lược
Lâm sàng: (không đặc hiệu)
– Ra huyết âm đạo.
– Tiểu máu (khi có xâm lấn bàng quang).
– Nhau không bong sau sinh, không bóc nhau được hoặc bóc nhau khó khăn và gây chảy máu ồ ạt.
Cận lâm sàng
Siêu âm
– 3 tháng đầu thai kỳ
+ Túi thai nằm thấp và làm tổ ở thành trước đoạn dưới tử cung, cơ tử cung đoạn dưới thành trước mỏng so với thành sau.
+ Cần phân biệt thai bám vết mổ cũ với thai trong tử cung và thấp: cơ thành trước đoạn dưới tử cung còn nguyên vẹn, bề dày thành trước và thành sau như nhau.
– 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
+ Lacunae: bánh nhau có nhiều xoang mạch máu đa hình dạng nên hình ảnh bánh nhau không đồng nhất; có dạng “Moth-eaten”
+ Cơ tử cung vùng đoạn dưới vết mổ cũ mỏng hoặc biến mất và được thay thế bằng các mạch máu mới tân sinh.
+ Mất đường echo kém ranh giới giữa cơ tử cung và bánh nhau.
+ Thành bàng quang: mất liên tục do sự xâm lấn của các chồi nhau và các mạch máu mới tân sinh.
+ Doppler: các dòng chảy với vận tốc cao ở trong nhau, cơ tử cung và bàng quang.
Cộng hưởng từ (MRI)
– Chỉ định MRI khi siêu âm không phù hợp với lâm sàng hoặc và siêu âm không thể chẩn đoán chắc chắn
– Là phương pháp đánh giá mức độ xâm lấn của bánh nhau.
Chẩn đoán các thể rau cài răng lược
– Accreta: mất đường echo kém ranh giới giữa cơ tử cung và bánh nhau. Cơ tử cung đoạn dưới còn
– Increta: Cơ tử cung bị thay thế bởi các chồi nhau và mạch máu tân sinh
– Percreta: thành bàng quang bị xâm lấn bởi các chồi nhau và các mạch máu tân sinh
4. Thời điểm chấm dứt thai kỳ
– Cân nhắc dựa trên từng trường hợp để đảm bảo sức khỏe giữa mẹ và thai.
– Khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai 34 – 36 tuần sau hỗ trợ phổi thai.
– Tùy vào tình trạng của bệnh nhân để xác định thời điểm nhập viện (tối thiểu 1 tuần trước thời điểm chấm dứt thai kỳ).
– Bệnh nhân phải được điều trị tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ và sơ sinh; có ngân hàng máu.
Siêu âm khảo sát là hình thức kiểm tra bánh rau một cách chính xác và chi phí phù hợp nhất hiện nay. Giúp bác sĩ phát hiện được những bất thường của bánh rau và có những lời khuyên phù hợp cho mẹ để người mẹ và thai nhi có được sức khỏe tốt nhất. Để đặt lịch khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang