Tìm hiểu rút lõm lồng ngực ở trẻ em
16:18 - 05/02/2023 Lượt xem: 5185 Tác giả: Thu Hoàng
Trẻ dưới 5 tuổi sức đề kháng còn non non rất dễ gặp các bệnh về đường hô hấp. Bệnh có thể tiến triển nặng trở thành viêm phổi, đặc biệt là khi xuất hiện những cơn thở rút lõm lồng ngực ở trẻ em. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, biểu hiện của suy hô hấp, cần được can thiệp càng sớm càng tốt.
1. Rút lõm lồng ngực là gì?
Thông thường, khi trẻ hít vào, không khí đi vào phổi sẽ làm lồng ngực căng lên và phồng ra. Dấu hiệu trẻ thở rút lõm ngực là khi trẻ hít vào thấy phần dưới lồng ngực (vị trí tiếp giáp giữa bụng với ngực) bị lõm bất thường. Điều này chứng tỏ, trẻ đang bị khó thở. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ sẽ dễ dàng quan sát hơn khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Nếu nghi ngờ trẻ bị rút lõm lồng ngực, cha mẹ nên để trẻ nằm yên, không cử động, vén áo trẻ lên, quan sát kĩ toàn bộ lồng ngực của trẻ trong vòng vài phút.
Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, thành ngực còn non nớt nên tình trạng thấy phần ngực của trẻ bị lõm lại khi thở là biểu hiện bình thường. Nếu thấy lồng ngực lõm sâu, kèm theo các biểu hiện bất thường, khó thở ở trẻ thì mới xác định đó là rút lõm lồng ngực ở trẻ bị viêm phổi hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh lõm lồng ngực bẩm sinh.
2. Khi nào bố mẹ cần cho trẻ đi khám
Dấu hiệu rút lõm ngực là hiện tượng cảnh báo tình trạng viêm phổi nặng ở trẻ, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi trẻ có một trong số những dấu hiệu nguy hiểm như:
Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: trẻ rút lõm ngực kèm bỏ bú, bú ít, trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, trẻ sốt co giật, tiếng thở khò khè
Với trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi: trẻ bỏ ăn, ngủ li bì, khó đánh thức, tiếng thở rít.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, khó thở, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít hoặc thở khò khè nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Không nên tự chăm sóc trẻ tại nhà hay cho trẻ uống thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu nguy cấp ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ, thậm chí là đe dọa tính mạng. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, mỗi năm có đến khoảng 4000 trẻ tử vong do viêm phổi. Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới.
Khi trẻ bị ho lâu ngày không khỏi, đặc biệt là bị viêm phổi, cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao, tuyệt đối không nên chủ quan, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo ngại hay không? Nguyên nhân và cách khắc phụcCân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO
Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm hay không?
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được