googleb578e89369db4e48.html

Tìm hiểu về chỉ số đạm niệu và những trường hợp ảnh hưởng đến kết quả

08:40 - 05/07/2020 Lượt xem: 459

Đạm niệu là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu. Việc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đạm niệu là đơn giản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. 1. Đạm niệu (Protein niệu) là gì? Đạm niệu (Protein niệu) là một […]

Đạm niệu là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu. Việc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đạm niệu là đơn giản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

1. Đạm niệu (Protein niệu) là gì?

Đạm niệu (Protein niệu) là một trong các loại bệnh được xét nghiệm bằng nước tiểu nhằm để biết được những dấu hiệu bệnh lý, đặc biệt là bệnh về thận. Protein niệu có thành phần chính đó là albumin và globulin.

2. Vì sao cần làm xét nghiệm đạm niệu?

Xét nghiệm đạm niệu thực chất là kiểm tra chỉ số Protein trong nước tiểu. Vậy nên, khi kiểm tra, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm nước tiểu với những lý do sau:

Kiểm tra sức khỏe tổng thể: bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nước tiểu như một phần của quá trình kiểm tra sức khỏe thông thường; kiểm tra trong thai kỳ hay để chuẩn bị trước phẫu thuật hoặc nhập viện; giúp sàng lọc một số rối loạn chẳng hạn như bệnh đái tháo đường; bệnh thận và bệnh gan.

Chẩn đoán một tình trạng bệnh lý nào đó: Kiểm tra bênh lý tiền sản giât trong thai kỳ. Khi bênh nhân có những triệu chứng như đau bụng, đau lưng; đi tiểu thường xuyên hoặc đau đớn khi tiểu; tiểu ra máu và các vấn đề tiết niệu khác. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân của các triệu chứng này.

Theo dõi tình trạng bệnh lý: Nếu người bệnh đã được chẩn đoán mắc một số bệnh như bệnh thận hoặc bệnh đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi tình trạng và hiệu quả điều trị.

3. Các yếu tố có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm Protein niệu

Các yếu tố có thể làm thay đổi xét nghiệm đạm niệu

Tình trạng có protein niệu có thể xuất hiện sau hoạt động gắng sức.

Nước tiểu kiềm hoặc thu mẫu nước tiểu lẫn với thuốc sát khuẩn (nhất là khi dùng thuốc sát khuẩn loại ammonium hóa trị bốn).

Ngoài ra, nhiều loại thuốc bao gồm cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng… có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:

      • Thực phẩm bổ sung vitamin C
      • Metronidazole
      • Riboflavin
      • Thuốc nhuận tràng nhóm anthraquinon
      • Methocarbamol
      • Nitrofurantoin

4. Làm thế nào để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất?

Tùy thuộc vào điều kiện và tình trạng sức khỏe, bạn có thể lấy mẫu nước tiểu tại nhà hoặc tại cơ sơ y tế.

Để kết quả xét nghiệm nước tiểu được chính xác nhất, mẫu nước tiểu thu nhận nên là nước tiểu giữa dòng thường mẫu đầu tiên được lấy vào buổi sáng, vì khi đó nước tiểu cô đặc hơn. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau để lấy được mẫu nước tiểu sạch theo yêu cầu:

      • Vệ sinh sạch sẽ lỗ tiểu; rửa sạch tay bằng xà phòng, thấm khô
      • Để ống lấy mẫu sang một bên. Không chạm tay vào bên trong ống, thành ống hoặc nắp ống (nếu ống xét nghiệm có nắp đạy).
      • Bắt đầu đi tiểu vào nhà vệ sinh, bỏ qua lượng nước tiểu lúc đầu
      • Đưa ống đựng mẫu vào giữa dòng nước tiểu, hứng khoảng 30 – 60ml nước tiểu (khoảng 1/2–2/3 lọ đựng)
      • Lấy ống đựng mẫu ra ngoài, và tiếp tục đi tiểu hết phần còn lại trong bàng quang vào nhà vệ sinh.
      • Đưa mẫu cho nhân viên y tế theo hướng dẫn.

Trên đây là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm đạm niệu và cách để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Đối với phụ nữ mang thai, việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường quy nhằm đánh giá sức khỏe của người mẹ; và đặc biệt hơn chính là theo dõi bệnh lý tiền sản giật. Vậy nên, mẹ bầu đừng bỏ qua bất kỳ các mốc khám thai nào; trong đó có xét nghiệm nước tiểu thường quy nhé! Để đăng ký khám thai và quản lý thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang