googleb578e89369db4e48.html

Tính ngày dự kiến sinh như thế nào cho đúng

09:27 - 16/09/2020 Lượt xem: 1069

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết dự kiến sinh của mình là ngày nào để theo dõi thai; khi mỗi lần siêu âm là một ngày dự kiến sinh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ bầu tính ngày dự kiến sinh cho đúng để biết được tình trạng thai nhi […]

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết dự kiến sinh của mình là ngày nào để theo dõi thai; khi mỗi lần siêu âm là một ngày dự kiến sinh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ bầu tính ngày dự kiến sinh cho đúng để biết được tình trạng thai nhi có bị quá ngày sinh hay không.

1. Ngày dự kiến sinh là gì?

Ngày dự kiến sinh là ngày mà bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ.

Ngày dự kiến sinh được xem như một hướng dẫn để kiểm tra quá trình mang thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Thai quá ngày dự sinh có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở thai nhi.

2. Tính dự kiến sinh như thế nào cho đúng?

Với những thai phụ có chu kỳ kinh nguyệt đều từ 28 – 30 ngày. Dự kiến sinh được tính theo ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng cộng với 40 tuần.

Với những thai phụ không nhớ rõ ngày kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Thủ thuật siêu âm thường được sử dụng để xác định ngày dự sinh. Bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh của sản phụ thông qua kết quả siêu âm và thời điểm xảy ra kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Khi đã được xác định, ngày dự sinh sẽ không thay đổi trong suốt quá trình mang thai cho dù thai phụ có thực hiện bao nhiêu lần siêu âm đi nữa.

3. Thai thế nào được gọi là quá ngày sinh

Thai thế nào được gọi là quá ngày dự kiến sinh

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày, hoặc 40 tuần; được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) được gọi là thai trễ ngày. Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng.

4. Thai quá ngày sinh nguy hiểm như thế nào

Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi có thể tăng lên nếu thai nhi quá ngày nhưng vẫn chưa được sinh ra. Tuy nhiên, vấn đề này thường chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh. Hầu hết phụ nữ sinh con sau ngày dự sinh đều chuyển dạ bình thường và sinh ra những em bé khỏe mạnh. Rủi ro có thể liên quan đến tình trạng thai quá ngày dự kiến sinh, bao gồm:

      • Thai chết lưu.
      • Thai nghén quá kỳ.
      • Thai nhi quá lớn.
      • Lượng nước ối giảm, khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lưu lượng oxy cung cấp cho thai nhi.
      • Có phân trong phổi của thai nhi; khiến cho em bé gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau khi sinh.
      • Những rủi ro khác bao gồm tăng khả năng thai phụ phải được hỗ trợ khi sinh thường; hoặc phải sinh mổ. Ngoài ra, nguy cơ xảy ra nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh thường cao hơn khi thai quá ngày dự sinh.
Khám thai là bước đánh giá quan trọng để bác sĩ có thể khai thác thông tin và hướng dẫn mẹ bầu lấy một dự kiến sinh chuẩn; để theo dõi trong suốt thai kỳ. Đồng thời là thước đo để đánh giá tốc độ phát triển của thai; cũng như biết được thai được sinh non tháng hay già tháng. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai lớn và uy tín nhất tại Hà Nội với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra ngày dự kiến sinh sát nhất để mẹ bầu có thể yên tâm theo dõi thai kỳ. Để đặt lịch khám, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?