googleb578e89369db4e48.html

Tổng hợp các kiến thức về chửa ngoài tử cung

04:10 - 13/01/2020 Lượt xem: 635

Chửa ngoài tử cung gây biến trứng vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tính mạng của thai phụ nếu không được điều trị kịp thời. 1. Chửa ngoài tử cung là gì? Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở […]

chửa ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung gây biến trứng vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tính mạng của thai phụ nếu không được điều trị kịp thời.

1. Chửa ngoài tử cung là gì?

Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài tử cung. Trứng thường được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng; rồi di chuyển về buồng tử cung và làm tổ ở buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển hoặc dừng lại giữa đường; sẽ gây ra chửa ngoài tử cung.

2. Nguyên nhân và phân loại

– Nguyên nhân:

Thường do biến dạng ở vòi trứng

    • Viêm vòi trứng làm hẹp lòng vòi trứng hoặc trứng bị cứng, nhu động kém.
    • Các khối u trong lòng vòi trứng hoặc bên ngoài vòi trứng, đè ép làm hẹp lòng vòi trứng.
    • Do vòi trứng bị co thắt bất thường.

– Phân loại:

Chửa ngoài tử cung còn có thể ở vòi trứng, buồng trứng và trong ổ bụng rất hiếm gặp. Trứng có thể làm tổ ở 4 vị trí khác nhau:

    • Chửa ở phần bóng( khoảng 70%)
    • Chửa ở phần eo
    • Chửa ở phần loa
    • Chửa ở phần kẽ (Phần vòi trứng nằm trong lớp cơ tử cung)

3. Triệu chứng chửa ngoài tử cung

– Trường hợp chưa có chảy máu:

    • Tắt kinh: có khi chỉ chậm kinh vài ngày hoặc có rối loạn kinh nguyệt. Phải hỏi kĩ tình hình kinh nguyệt 3-4 tháng gần nhất, để phát hiện những rối loạn kinh nguyệt.
    • Các triệu chứng phụ: Căng ngực,..
    • Ra máu: Là triệu chứng phổ biến nhất, thường sau khi chậm kinh it ngày đã thấy ra huyết. Máu ra ít và có màu đen, màu chocola, có khi lẫn màng; khối lượng và màu sắc không giống như kinh nguyệt.
    • Đau bụng: Đây cùng là triệu chứng thường gặp, đặc điểm đau trong chửa ngoài là đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi đau thành cơn, mỗi cơn đau lại ra một ít máu.
    • Ngất: Không phải là triệu chứng phổ biến nhưng cũng cần lưu ý, vì có thể do đau quá làm bệnh nhân choáng váng ngất đi.
    • Thăm khám âm đạo kết hợp sờ nắn trên bụng thấy: Cổ tử cung, thân tử cung mềm, tử cung hơi to nhưng không tương xứng với tuổi thai. Cạnh tử cung sờ thấy một khối mềm, ranh giới rõ, ấn rất đau.
    • Thăm khám túi cùng sau: Ở giai đoạn đầu còn mềm mại không đau, nhưng nếu có ít máu chảy vào túi cùng sau thì có phản ứng rất sớm, đụng vào túi cùng sau rất đau.

– Trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ:

Đây là tai biến của chửa ngoài tử cung, nó diễn ra đột ngột và rầm rộ. Biến chứng chảy máu xuất hiện sớm hay muộn tùy theo vị trí nơi trứng làm tổ, làm tổ ở đoạn kẽ và đoạn eo thì vỡ sớm hơn là làm tổ ở bóng và loa.

    • Sốc điển hình do xuất huyết nội, da xanh niêm mạc nhợt, vã mồ hôi chân tay lạnh, khát nước, thở nhanh và nông, bệnh nhân hốt hoảng hoặc lịm đi mạnh nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
    • Đau vùng hạ vị đột ngột, đau dữ dội, làm bệnh nhân choáng hoặc ngất đi
    • Khám bụng: Bụng căng, hơi chướng, có phản ứng phúc mạc khắp bụng, đụng vào chỗ nào bệnh nhân cũng đau, đặc biệt là vùng hạ vị; gõ thấy đục ở vùng thấp.
    • Thăm khám âm đạo: Có huyết đen ra theo tay; túi cùng douglas căng phồng, đụng vào bệnh nhân kêu nảy người lên ( tiếng kêu Douglas); di động tử cung rất đau, có cảm giác tử cung bồng bềnh trong nước, do bệnh nhân đau nên quá trình thăm khám rất khó.

– Trường hợp khối máu tụ khu trú:

    • Ra máu ít, máu đen.
    • Tức bụng dưới kèm triệu chứng chèn ép táo bón, đái khó.
    • Da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu hoặc tan máu.
    • Khám âm đạo thấy khối u rắn chiếm cả vùng hố chậu, không có ranh giới rõ ràng, ấn vào đau tức, khối u dính với tử cung thành một khối làm khó xác định vị trí và thể tích tử cung.

– Trường hợp chửa trong ổ bụng:

    • Đau bụng
    • Có thể thấy hiện tượng bán tắc ruột: nôn, buồn nôn, bí trung đại tiện.
    • Thăm khám: sờ nắn thấy thai phát triển trong ổ bụng, không thấy hình tử cung có thai, có cảm giác thai ở nông dưới da bụng.
    • Khám âm đạo: Bên cạnh khối thai thấy tử cung nhỏ hơn, nằm tách biệt với khối thai.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến chửa ngoài tử cung hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết