googleb578e89369db4e48.html

Tổng hợp những câu hỏi liên quan tới soi cổ tử cung

07:28 - 14/11/2020 Lượt xem: 415

Phương pháp soi cổ tử cung để đánh giá tổn thương tại cổ tử cung không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy vậy, nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy lạ lẫm và thắc mắc về phương pháp này. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi mà chị em cần quan […]

Phương pháp soi cổ tử cung để đánh giá tổn thương tại cổ tử cung không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy vậy, nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy lạ lẫm và thắc mắc về phương pháp này. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi mà chị em cần quan tâm.

1. Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là một thủ tục để kiểm tra chặt chẽ cổ tử cung, âm đạo và âm hộ cho dấu hiệu của bệnh. Trong quá trình soi cổ tử cung, bác sĩ sử dụng một công cụ đặc biệt gọi là máy soi cổ tử cung để có thể tiếp cận đến tử cung nhanh nhất, phương pháp này giúp kiểm tra cổ tử cung vùng âm đạo và âm hộ nhằm phát hiện một số bệnh phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải như, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung…

2. Soi cổ tử cung có tác dụng gì?

      • Tìm hiểu nguyên nhân gây xét nghiệm Pap bất thường, được khuyên thực hiện nếu bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục;
      • Phát hiện ung thư cổ tử cung hoặc những tổn thương có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung;
      • Xác định rõ ràng hơn loại bệnh bệnh nhân đang gặp phải như mụn cóc sinh dục, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…
      • Theo dõi các khu vực bất thường được nhìn thấy khi soi cổ tử cung trước đó như ngứa, viêm nhiễm cổ tử cung;
      • Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.

3. Soi cổ tử cung có đau không?

Soi cổ tử cung có đau không?

Soi cổ tử cung có đau không còn tùy thuộc vào việc bạn có cần phải thực hiện sinh thiết hay không. Tuy nhiên, đây là thủ thuật không gây quá nhiều đau đớn. Nếu không cần thực hiện sinh thiết, bạn sẽ cảm thấy khá thoải mái và có thể sinh hoạt bình thường như mọi ngày. Đôi khi sẽ có dấu hiệu lốm đốm máu trong vòng vài ngày sau đó do các tế bào ở cổ tử cung có thể bị tổn thương nhẹ.

Trong trường hợp bác sĩ phải thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô từ cổ tử cung, bạn có thể sẽ cảm thấy đau và khó chịu trong vòng 1 – 2 ngày. Để khắc phục, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Ngoài ra, bạn có thể bị xuất huyết âm đạo và tiết dịch sẫm màu trong một vài ngày sau khi soi. Điều này xảy ra là do tác dụng của thuốc cầm máu tại vị trí thực hiện sinh thiết. Để thuận tiện, bạn hãy dùng tạm băng vệ sinh cho đến khi tình trạng này chấm dứt.

4. Có nên nội soi cổ tử cung không?

Thực hiện phương pháp này giúp bác sĩ kiểm chứng được những nghi ngờ liên quan tới bệnh lý. Có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả bác sĩ lẫn người cần thực hiện nội soi. Hơn nữa, chỉ định nội soi cổ tử cung đều là những trường hợp cần thiết, vì vậy, bạn nên thực hiện nội soi  khi bác sĩ yêu cầu.

5. Trường hợp nào được chỉ định soi cổ tử cung?

Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm PAP, nếu như bác sĩ có phát hiện hoặc nghi ngờ một điểm nào đó bất thường ở cổ tử cung thì bạn sẽ được chỉ định soi cổ tử cung để biết chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Có hai kết quả kiểm tra PAP như sau:

PAP bất thường:

      • Bất thường của tế bào trụ hay tế bào lát.
      • PAP có hình ảnh viêm kéo dài mặc dù đã điều trị đủ.
      • Tồn tại PAP sừng hóa, nghi ngờ bị bạch sản.

PAP bình thường:

      • Có triệu chứng rong kinh rong huyết.
      • Có dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung, âm đạo mà bạn có thể thấy được bằng mắt thường.
      • Theo dõi sau điều trị loạn sản, với mọi phương pháp điều trị.
      • Đánh giá viêm tăng sản âm hộ âm đạo.
      • Đánh giá trước mổ đường sinh dục: cắt tử cung điều trị sa sinh dục, mổ tạo hình cổ tử cung, âm đạo.

6. Soi cổ tử cung có mất nhiều thời gian không?

Soi cổ tử cung có mất nhiều thời gian không?

Thông thường quá trình soi sẽ không mất quá nhiều thời gian, chỉ khoảng 5 – 10p. Nếu bác sĩ kết hợp thực hiện thủ thuật sinh thiết thì có thể mất khoảng 15 – 20p.

7. Có lưu ý gì sau khi soi không?

Sau khi sinh thiết sẽ có chảy máu một ít. Tình trạng chảy máu này có thể kéo dài một hai ngày và tự hết. Cũng có thể có ít dịch tiết thay vì máu. Trong cả hai trường hợp đều không cần phải lo lắng.

Sau khi soi bạn cần chú ý:

– Không nên thụt rửa hay đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo trong vòng 1 tuần (thuốc đặt, tampon). Bạn cũng tránh giao hợp trong vòng 1 tuần.

– Khi có một trong những triệu chứng sau bạn cần liên hệ gấp với bác sĩ vì có khả năng có biến chứng:

      • Đau nhiều vùng bụng dưới
      • Sốt, lạnh run kèm với tiết dịch âm đạo có mùi hôi
      • Chảy máu rỉ rả kéo dài hay chảy máu ồ ạt lượng nhiều.

Phòng khám sản khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy là địa chỉ khám thai và phụ khoa uy tín được nhiều chị em tin tưởng, lựa chọn để theo dõi thai kỳ và thăm khám phụ khoa. Để đặt lịch khám, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?