googleb578e89369db4e48.html

Tổng hợp những câu hỏi liên quan tới thủ thuật LEEP

04:48 - 26/11/2020 Lượt xem: 368

1. Thủ thuật LEEP là gì? LEEP là kỹ thuật khoét chóp mới nhất hiện nay. Kỹ thuật dựa trên nguyên lý sử dụng dao điện loại mới để khoét vùng tổn thương nhằm điều trị triệt để, đồng thời lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh nhằm loại trừ hoặc chẩn đoán […]

1. Thủ thuật LEEP là gì?

LEEP là kỹ thuật khoét chóp mới nhất hiện nay. Kỹ thuật dựa trên nguyên lý sử dụng dao điện loại mới để khoét vùng tổn thương nhằm điều trị triệt để, đồng thời lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh nhằm loại trừ hoặc chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Dao điện có cấu tạo bởi vòng kim loại rất mảnh, giúp cho diện cắt rất sắc, dễ dàng lấy được bệnh phẩm mong muốn, bệnh phẩm thu được đảm bảo chất lượng tốt hơn, thời gian làm nhanh, hạn chế tốt chảy máu trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật, hạn chế được một số biến chứng sau thủ thuật thường gặp ở các kỹ thuật thông thường khác.

2. Thủ thuật LEEP có an toàn không?

Có. Đây là một thủ thuật an toàn. Một số biến chứng có thể xảy ra.Tuy nhiên, những biến chứng này là hiếm gặp và có thể phòng tránh được.

3. Quá trình làm thủ thuật LEEP kéo dài bào lâu?

Cả quá trình làm LEEP mất khoảng 30 phút – 1 tiếng, trong đó thời gian cắt bỏ tổn thương tại cổ tử cung chỉ từ 3 – 5 phút, còn lại là thời gian chuẩn bị bệnh nhân và để người bệnh nằm nghỉ ngơi sau thủ thuật.

4. Thực hiện thủ thuật LEEP trong những trường hợp nào?

Thủ thuật Leep

– Ung thư cổ tử cung tại chỗ (Tis), giai đoạn IA1, IA2 trên bệnh nhân còn có nhu cầu sinh đẻ.

– Tổn thương tiền ung thư CIN I, II, III.

– Tổn thương lành tính ở cổ tử cung: u đế, polyp, condyloma, papilloma, lộ tuyến, nang naboth.

– Thực hiện trong trường hợp soi cổ tử cung không thấy tổn thương nhưng kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có tế bào tiền ung thư hoặc ung thư.

5. Những trường hợp nào không làm được thủ thuật LEEP?

– Phụ nữ có thai.

– Ung thư cổ tử cung xâm lấn.

– Nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng cấp tính tại cổ tử cung, âm đạo.

– Mắc các bệnh toàn thân chưa điều trị ổn định: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường…

6. Thủ thuật này có thể gây ra những biến chứng gì?

Biến chứng sớm (Trong khi làm thủ thuật và khi vùng cắt tổn thương đang tái tạo):

  • Chảy máu.
  • Biến chứng gây mê
  • Nhiễm khuẩn.

Biến chứng muộn (hiếm gặp và chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cần khoét chóp cao):

  • Hẹp lỗ cổ tử cung bế kinh, đau bụng kinh.
  • Sinh non
  • Rối loạn tiết nhày có thể góp phần vào vô sinh.
  • Hở eo cổ tử cung.

7. Trước khi làm thủ thuật LEEP có cần chuẩn bị gì không?

Để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa các biến chứng, thủ thuật LEEP nên được làm sau sạch kinh 2 – 5 ngày và nên đều trị hết viêm cổ tử cung – âm đạo (nếu có).

8. Thủ thuật LEEP (khoét chóp bằng vòng điện) được thực hiện như thế nào?

Thủ thuật Leep được thực hiện như thế nào?

Để làm thủ thuật này, trước hết bạn được yêu cầu cởi bỏ quần, mặc váy sản khoa và nằm ngửa trên bàn theo tư thế sản khoa. Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào âm đạo để bộc lộ cổ tử cung, sát trùng âm đạo, cổ tử cung và tiêm thuốc tê, sau đó tiến hành cắt bỏ tổn thương bằng dao LEEP. Trong quá trình tiến hành thủ thuật, bạn có thể cảm thấy hơi tức hoặc đau âm ỉ hay kiểu co bóp vùng khung chậu. Nếu bạn quá khó chịu thì hãy báo ngay cho bác sỹ. Sau khi thủ thuật kết thúc, toàn bộ phần tổn thương được lấy ra sẽ được chuyển đến khoa giải phẫu bệnh để xét nghiệm.

9. Cần theo dõi và chăm sóc như thế nào sau khi làm thủ thuật?

Thông thường sau làm LEEP, tuần đầu tiên âm đạo có rỉ ra dịch vàng nâu, tuần thứ 2 và tuần thứ 3 ra máu như chu kỳ kinh nguyệt do vùng cắt đốt u bong vảy. Mức độ chảy máu và dịch nhiều hay ít tùy thuộc vào độ rộng và sâu của vùng tổn thương được cắt đi. Một số người bệnh có thể cảm thấy đau bụng nhẹ.

Bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn và có thể thêm một số thuốc điều trị triệu chứng khác; nhằm tránh nhiễm trùng và giảm đau, cầm máu…

Tránh làm việc nặng và vận đông mạnh trong vòng 6 tuần.

Không thụt rửa vào trong âm đạo, không ngâm âm đạo, không đặt thuốc.

Bạn phải kiêng quan hệ vợ chồng trong vòng 6 tuần để tránh nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành.

10. Tái khám khi nào?

Bác sĩ thường hẹn bệnh nhân tái khám sau 8 tuần để kiểm để biết cổ tử cung đã liền sẹo chưa. Nếu cổ tử cung đã liền sẹo và không còn tổn thương gì khác trên soi cổ tử cung; bạn nên khám định kì mỗi năm một lần sau đó.

Bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng: Dịch ra có mùi hôi; đau bụng nhiều; có sốt hay ra máu quá nhiều gây mệt mỏi; hoa mắt chóng mặt.

11. Thủ thuật LEEP có hiệu quả không?

LEEP là phương pháp điều trị rất hiệu quả đối với những biến đổi tế bào bất thường ở cổ tử cung. Trong quá trình làm LEEP, chỉ 1 lượng rất nhỏ mô lành ở vùng rìa của tổn thương bị cắt đi. Sau thủ thuật, bệnh phẩm sẽ được gửi đi làm giải phẫu bệnh để tìm xem có tế bào ung thư và đánh giá độ sâu của tổn thương, từ đó quyết định hướng điều trị tiếp theo. Như vậy, LEEP vừa giúp chẩn đoán sâu hơn, vừa điều trị được các tổn thương tại cổ tử cung. Theo một số nghiên cứu, tất cả các tế bào bất thường được loại bỏ tới 98% các ca làm LEEP.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?