googleb578e89369db4e48.html

Tổng quan về acid uric

15:47 - 30/03/2023 Lượt xem: 581 Tác giả: Thanh Nga

Acid uric là 1 chất  có TLPT 169 dalton, có nguồn gốc từ quá trình dị hoá các bazo purin của acid nucleic.

Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể bao gồm:

Các thức ăn chứa purin ( 100-200 mg/ngày)

Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể ( 600mg/ngày)

Quá trình tổng hợp nói trên được thực hiện chủ yếu ở gan và ở mức ít hơn tại niêm mạc ruột.

Quá trình tổng hợp acid uric cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase. Allopurinol ức chế enzym này và được sử dụng để điều trị tình trạng tăng acid uric máu.

Các con đường thải trừ chính của acid uric trong cơ thể bao gồm:

1.Qua nước tiểu( 400-1000 mg/ngày): Ở thận, acid uric được lọc qua cầu thận, 95% lượng lọc được tái hấp thu ở các ống lượn gần, rồi được bài xuất tích cực ở các ống lượn xa.

2.Qua đường tiêu hoá (100-200mg/ngày): Mặc dù đây là con đường thải trừ yếu, tuy vậy có thể thấy acid uric trong mật, dịch vị và các dịch tiết của ruột.

Tăng quá mức nồng độ acid uric trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout (một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat). Các tình trạng gây quay vòng tế bào nhanh và/hoặc gây chậm trễ bài tiết acid uric của thận có thể gây tăng nồng độ acid uric huyết thanh.

Lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu. Các nguyên nhân gây tích tụ acid uric trong cơ thể thường gặp nhất là cơ địa di truyền với khuynh hướng gây tăng sản xuất quá mức acid uric và suy giảm chức năng thận gây giảm khả năng bài tiết acid uric.

Acid uric kết tủa khi nước tiểu có pH acid và các tinh thể acid uric thấu tia X ( không cản quang). Khi nghi ngờ có sỏi thận loại acid uric, do chụp film X quang bụng không thấy sỏi cản quang, chẩn đoán cần dựa trên siêu âm hay chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang( UIV)

Cần ghi nhận là nguy cơ bị viêm khớp trong bệnh gout có mối tương quan với nồng độ acid uric trong máu và nguy cơ này trở nên quan trọng khi nồng độ acid uric trong máu > 9 mg/dL. Tuy vậy, có từ 20-30% các trường hợp viêm khớp do gout có nồng độ acid uric huyết thanh bình thường.

Hệ số thanh thải này cho phép đánh giá khả năng thải trừ acid uric của từng cá thể.

Hệ số thanh thải acid uric phụ thuộc vào:

  • Mức lọc cầu thận
  • Khả năng tái hấp thu của các ống thận gần
  • Khả năng bài xuất của các ống thận xa

Nguồn: Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

TAGS: acid uric,

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH