googleb578e89369db4e48.html

Trầm cảm – Bệnh lý không thể coi thường khi mang thai

07:34 - 27/06/2020 Lượt xem: 293

Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu, đặc biệt là để lại những hậu quả khôn lường cho trẻ sau sinh như tự kỉ, chậm phát triển… 1. Trầm cảm khi mang thai Trầm cảm là một bệnh […]

Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu, đặc biệt là để lại những hậu quả khôn lường cho trẻ sau sinh như tự kỉ, chậm phát triển…

1. Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống.

Ít nhất 10% thai phụ mắc chứng trầm cảm trong giai đoạn này. Trầm cảm có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với một số chị em, biểu hiện mỗi người mỗi khác, chẳng vì một lý do cụ thể nào. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới mẹ bầu về mặt tình cảm, thể chất, trong cách cư xử mà nó còn khiến em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng.

Thường xuyên, buồn, chán nản mọi thứ xung quanh là dấu hiệu trầm cảm

2. Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai là gì ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Hiểu được các nguyên nhân gây ra bệnh lý sẽ giúp phòng và tránh được bệnh lý trầm cảm khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

      • Do thay đổi hormone
      • Do chưa chuẩn bị tâm lý để làm mẹ
      • Do yếu tố di truyền
      • Do khó khăn trong các mối quan hệ
      • Do những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi
      • Do những biến cố trước đó thai phụ gặp phải
      • Do bị lạm dụng tình dục và những vấn đề tâm lý trước đó
      • Vấn đề kinh tế và tài chính

3. Dấu hiệu của trầm cảm

      • Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột.
      • Lo lắng nhiều, liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình.
      • Rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn.
      • Rối loạn giấc ngủ.
      • Mệt mỏi quá mức, triền miên hoặc không dứt.
      • Giảm hoặc mất hứng thú đối với môi trường xung quanh.
      • Giảm hoặc tăng cân trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng một tháng.
      • Kích thích tăng động hoặc chậm chạp.
      • Buồn bã không dứt và khóc không vì bất cứ lý do rõ ràng nào.
      • Thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.
      • Cảm giác tội lỗi hoặc không chút hy vọng, thường xuyên nghĩ về sự chết chóc, có ý nghĩ hoặc kế hoạch tự sát.
      • Nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, toát mồ hôi, khó thở, cảm thấy mình giống như bị suy tim hoặc có cái gì đó đang tấn công.

4. Trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ

      • Thai phụ mang bệnh lý trầm cảm dễ gây ra những rủi ro như tự tử, từ bỏ thai nhi. Tâm lý lo lắng bất an rất dễ đưa thai phụ vào những ý nghĩ tiêu cực gây hại cho chính bản thân và thai nhi
      • Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng trong khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh.
      • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân.
      • Trẻ sinh ra có nguy cơ rối loạn tâm lý như tự kỉ, tăng động…
      • Trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Nếu mẹ bầu thường cảm thấy buồn, cảm giác thất vọng, chán nản, mất hứng thú hoặc niềm vui với mọi thứ xung quanh trong một thời gian dài và ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thì hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ vì có thể bạn đang mắc chứng trầm cảm.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết