Trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai
15:27 - 08/09/2022 Lượt xem: 473 Tác giả: Thanh Nga
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, gây đến nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
1. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Do lượng hormone nội tiết tố thay đổi: khi mang thai cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra lượng progesterone lớn tạo điều kiện thai nhi phát triển trong tử cung. Tuy nhiên khi nồng độ hormone này vượt quá giới hạn sẽ làm cho van dạ dày bị giãn rộng, khiến axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
– Nồng độ hormone relaxin trong cơ thể phụ nữ mang thai tăng đột ngột làm cản trở quá trình tiêu hóa.
– Theo thời gian, sự phát triển của thai nhi vô tình gây áp lực lên dạ dày, đè lên cơ thắt thực quản dưới, thúc đẩy axit trào ngược.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều sẽ gặp hiện tượng này vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và có xu hướng tái phát vài 3 tháng cuối.
2. Triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai
- Ợ chua, ợ nóng
- Thường xuyên buồn nôn, ói mửa
- Niêm mạc thực quản bị sưng tấy, đỏ, khó nuốt thức ăn
- Khàn tiếng, ho nhiều
- Đau tức ngực, nóng rát vùng thượng vị.
3. Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai bằng cách nào?
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không ăn quá no.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Tránh ăn các đồ chiên, cay nóng, giàu chất béo, trái cây chứa nhiều vitamin C, thuốc lá, rượu bia... hoặc bất cứ thực phẩm nào có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, tăng nguy cơ ợ nóng.
- Uống ít nước trong khi ăn, nên uống nước vào giữa các bữa ăn.
- Đi bộ giúp mẹ bầu vận động và có thể tiêu hóa tốt hơn.
- Chỉ nằm sau khi ăn được hơn 2 giờ, nằm cao đầu hoặc đặt gối dưới vai để ngăn chặn acid dạ dày trào ngược. Ngoài ra, nằm nghiêng sang bên trái cũng giúp thực quản cao hơn dạ dày, giúp hạn chế được chứng trào ngược.
- Mặc quần áo rộng, thoải mái vì quần áo bó sát có thể làm tăng áp lực lên dạ dày.
- Duy trì cân nặng phù hợp trong thai kỳ.
- Nên ăn sữa chua hoặc uống một ly sữa để giảm triệu chứng trào ngược tức thì, ngoài ra uống một ít mật ong pha với trà hoa cúc
- Ăn nhiều rau giúp tránh táo bón.
4. Khi nào bạn nên đi khám?
Nếu phụ nữ mang thai có một số triệu chứng đi kèm sau thì cần đi khám ngay:
- Chóng mặt, buồn nôn, nôn ói nhiều.
- Ngực đau tức trong thời gian dài.
- Ho nhiều, sốt cao.
- Sút cân nhanh, mất kiểm soát.
- Không muốn ăn, đắng miệng, khó thở.
Khi có những biểu hiện này bạn cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn. Từ đó, có phương án khắc phục, điều trị, hạn chế tình trạng tăng nặng, ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Hi vọng với những thông tin trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai. Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.