googleb578e89369db4e48.html

Trẻ sinh ở tuần bao nhiêu thì được coi là trẻ sinh non?

02:29 - 24/10/2020 Lượt xem: 665

Trước đây, theo quy định trẻ non tháng là những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g. Từ năm 1960 trở đi, định nghĩa đơn giản như vậy được nhận thấy không thật chính xác, dễ nhầm lẫn với trẻ nhẹ cân, trẻ sinh dinh dưỡng bào thai. Do đó, Tổ chức Y tế […]

Trước đây, theo quy định trẻ non tháng là những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g. Từ năm 1960 trở đi, định nghĩa đơn giản như vậy được nhận thấy không thật chính xác, dễ nhầm lẫn với trẻ nhẹ cân, trẻ sinh dinh dưỡng bào thai. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã điều chỉnh định nghĩa, những trẻ sinh trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) là trẻ sinh non.

1. Phân loại trẻ non tháng

      • Sinh non muộn: từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
      • Sinh non vừa : 32 đến < 34 tuần.
      • Sinh rất non : ≤ 32 tuần.
      • Sinh cực non: < 28 tuần.

Vì sinh sớm nên trẻ sinh non có rất nhiều nguy cơ. Tuổi thai càng thấp thì nguy cơ càng cao. Các nguy cơ sau sinh bao gồm: Suy hô hấp, hạ thân nhiệt, ống động mạch chậm đóng, bất ổn định đường máu, mất cân bằng dịch/điện giải cơ thể, vàng da bệnh lý, thiếu máu, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, xuất huyết não-màng não, suy giảm thính lực, bệnh võng mạc mắt… và đột tử.

trẻ sinh non

Mục tiêu điều trị và chăm sóc trẻ sinh non là hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn và toàn thân hợp lý, nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ/biến chứng sau sinh; cung cấp dinh dưỡng/năng lượng giúp trẻ phát triển và thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung.

2. Nguyên nhân

Trên 50% các cuộc chuyển dạ sinh non không tìm thấy được nguyên nhân.

– Do thai

      • Vỡ ối non dễ kích thích các cơn gò tử cung, thúc đẩy vào chuyển dạ sinh non.
      • Đa thai có thời gian mang thai trung bình cũng ngắn hơn so với đơn thai.
      • Đa ối, nhất là khi có kết hợp với thai dị tật cũng thường gây sớm chuyển dạ sinh non.
      • Viêm màng ối do nhiễm trùng làm kích thích cơn gò tử cung.

– Do rau

      • Rau tiền đạo, rau bong non gây xuất huyết trước khi sinh.
      • Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ cũng thường dẫn đến chuyển dạ sinh non.

– Do người mẹ

      • Mẹ có các bệnh lý viêm nhiễm như viêm đài – bể thận, viêm ruột thừa, đặc biệt là khi có kèm theo sốt, dễ khiến chuyển dạ sinh non. Giả thiết được đưa ra là do tử cung bị kích thích khi các cơ quan lân cận viêm nhiễm, đồng thời cũng là hệ quả do sự phóng thích nội độc tố của vi trùng làm tăng thân nhiệt.
      • Các dị dạng của tử cung, tử cung kém phát triển; hở eo tử cung là các điều kiện thuận lợi gây sinh non. Nếu người mẹ có tiền căn sinh non hay đã từng nạo thai, sẩy thai cũng sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn.
      • Ngoài ra, những yếu tố về thói quen như hút thuốc lá, uống rượu hay các đặc điểm kinh tế – xã hội thấp cũng ảnh hưởng đến chuyển dạ sớm. Những đặc điểm quan trọng nhất trong nhóm này là dinh dưỡng kém, không được chăm sóc tiền sản đầy đủ, lao động nặng, mẹ quá trẻ dưới 20 tuổi hay người mẹ lớn tuổi trên 40 tuổi.

Mặc dù nuôi dưỡng trẻ sinh non vô cùng khó khăn và tốn kém, tỷ lệ tử vong cao nhưng một số trẻ vẫn có thể trưởng thành mạnh khỏe và phát triển tương đương trẻ sinh đủ tháng, nếu được hỗ trợ đúng và kịp thời ngay sau đẻ. Để đăng ký khám thai, phụ khoa  quý khách có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý