Triệu chứng của tăng protein máu

03:28 - 29/06/2020 Lượt xem: 804

Protein tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Và có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của chức năng gan. Khi chỉ số protein không nằm ở giới hạn bình thường, chúng ta cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân để loại trừ bệnh lý, đặc biệt là trường […]

Protein tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Và có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của chức năng gan. Khi chỉ số protein không nằm ở giới hạn bình thường, chúng ta cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân để loại trừ bệnh lý, đặc biệt là trường hợp protein máu tăng.

1. Vai trò của protein trong cơ thể

Protein toàn phần trong máu gồm 3 thành phần là albumin chiếm 50 – 55%, globulin chiếm 39 – 45%, fibrinogen chiếm 4 – 6%.

Albumin và fibrinogen là protein được tổng hợp ở gan và chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần trong huyết thanh.

Chức năng của Albumin

      • Tham gia duy trì áp lực keo trong huyết tương.
      • Đảm bảo sự vận chuyển nhiều loại chất (Vd: Bilirubin, acid béo, các hormon và thuốc. Các chất này được gắn với albumin khi chúng lưu hành trong dòng tuần hoàn).
      • Cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô.

Albumin là một chỉ số dùng trong đánh giá chức năng gan. Giá trị Albumin bình thường là khoảng 35 – 50 g/L.

Chức năng của Globulin

Globulin có 3 loại chính trong cơ thể: Alpha, beta và gamma globulin.

Các gamma globulin còn được gọi là globulin miễn dịch, được các bạch cầu lympho B sản xuất khi đáp ứng với kích thích của các kháng nguyên. Các globulin miễn dịch bao gồm kháng thể IgA, IgD, IgE, IgG và IgM.

Các globulin đảm bảo các chức năng sống sau đây của cơ thể như:

      • Tham gia duy trì cân bằng toan – kiềm.
      • Tham gia vào đáp ứng viêm của cơ thể.
      • Đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế phòng vệ miễn dịch và sản xuất các kháng thể.
      • Tham gia và điều hoà quá trình đông máu và tiêu fibrin.

2. Tăng protein máu là gì?

Tăng protein máu là gì?

Protein trong máu gồm 3 thành phần là albumin chiếm 50 – 55%, globulin chiếm 39 – 45%, fibrrinogen chiếm 4 – 6%.

Tăng protein máu chỉ tình trạng nồng độ protein trong tăng cao hơn mức bình thường. Đây không phải là một bệnh lý hay vấn đề sức khỏe cụ thể mà có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có bệnh.

Tăng protein máu hiếm khi tự gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Đôi khi, tình trạng này vô tình được phát hiện trong khi bạn làm xét nghiệm máu để chẩn đoán một bệnh lý khác.

3. Nguyên nhân gây tăng protein máu là gì?

Một vài nguyên nhân có khả năng gây ra tình trạng này gồm:

      • Bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis) – tích tụ protein một cách bất thường trong các cơ quan
      • Mất nước
      • Viêm gan B
      • Viêm gan C
      • HIV/AIDS
      • Gammopathy thể đơn dòng không xác định (MGUS)
      • Đa u tủy

4. Triệu chứng của tăng protein máu

Triệu chứng của tăng protein máu
Hình ảnh tê bì chân tay
      • Đau trong xương
      • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hay cẳng chân
      • Mất cảm giác thèm ăn, chán ăn
      • Sụt cân
      • Khát nước thường xuyên
      • Dễ bị nhiễm trùng

5.  Điều trị tình trạng này như thế nào?

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và loại protein nào đang có nồng độ cao hơn bình thường.

Dựa vào kết quả các xét nghiệm và chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang