Triệu chứng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai và cách khắc phục

04:41 - 24/07/2020 Lượt xem: 656

Có khoảng 70% phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai. Đau dạ dày là bệnh thường gặp do chế độ ăn uống thiếu khoa học, ốm nghén, căng thẳng…Các triệu chứng đau dạ dày gây ra không ít khó chịu cho bà bầu. Vậy làm thế nào để giảm bớt những khó chịu […]

Có khoảng 70% phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai. Đau dạ dày là bệnh thường gặp do chế độ ăn uống thiếu khoa học, ốm nghén, căng thẳng…Các triệu chứng đau dạ dày gây ra không ít khó chịu cho bà bầu. Vậy làm thế nào để giảm bớt những khó chịu do căn bệnh này gây ra ? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé !

1. Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Đối với các mẹ bầu, thời gian mang thai là thời gian cần được quan tâm đặc biệt nhất; bởi lẽ bất kỳ một chứng bệnh nào xuất hiện ở giai đoạn này cũng ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ và sự phát triển của em bé. Bị đau dạ dày khi mang thai là một nỗi ám ảnh khá lớn đối với người mẹ vì vừa chịu đựng sự biến đổi tâm sinh lý cộng với các cơn đau dạ dày gây ra khiến cơ thể người mẹ vô cùng khó chịu; hệ tiêu hóa bị rối loạn, chán ăn,..dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Mỗi bệnh khác nhau sẽ có những biểu hiện và dấu hiệu nhận biết riêng khác nhau. Tuy nhiên căn bệnh đau dạ dày khi mang thai lại có những triệu chứng khó phát hiện; và khó phân biệt với các triệu chứng ốm nghén; do đó càng về sau thì biểu hiện sẽ khác nhiều hơn nếu như bạn quan sát kỹ:

      • Ợ hơi, ợ chua

Đây là triệu chứng khá phổ biến mà người bị đau dạ dày nào cũng gặp phải; do đó mà các mẹ bầu nên lưu ý khi mình bị ợ hơi; ợ chua với mức độ ngày càng thường xuyên hơn nhé. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ợ hơi khi mang thai để tìm cách điều trị phù hợp và kịp thời.

Ợ hơi xuất hiện là do luồng hơi xuất phát từ lượng thức ăn bị tích trữ lâu ngày trong dạ dày sau đó bị trào ngược lên thực quản rồi đi qua khoang miệng và gây ợ để đi ra ngoài. Nếu xuất hiện tình trạng ợ chua thì tình trạng đau dạ dày đã nặng hơn vì luồng hơi còn kèm theo dịch vị acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

      • Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nhất của bệnh đau dạ dày khi mang thai vì gần giống với hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên nếu như bạn để ý kĩ thì bạn có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt đó chính là đau dạ dày nôn ra có nước hoặc thức ăn; trường hợp nôn nhiều có thể dẫn đến hiện tượng mất nước và tụt huyết áp.

Khi mắc phải triệu chứng buồn nôn và nôn rất có thể người bệnh đã mắc các bệnh về dạ dày như bệnh viêm dạ dày cấp; viêm loét dạ dày – tá tràng; hẹp môn vị; chảy máu dạ dày hoặc cao nhất là ung thư dạ dày. Do đó khi có các triệu chứng này các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có những phương án điều trị sớm nhất và an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

      • Chảy máu tiêu hóa

Biểu hiện qua việc đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh chảy máu tiêu hóa. Đây là một triệu chứng khá nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người trong thời gian ngắn; do đó khi có triệu chứng này mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời.

      • Đau vùng thượng vị

Nếu người mẹ đang mang thai có các dấu hiệu đau vùng thượng vị; như đau vùng bụng trải rộng từ trên rốn đến mũi xương ức, cơn đau có khi âm ỉ có khi dữ dội, đau tức; quằn quại và kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu;…thì rất có thể người mẹ đã bị mắc bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày; viêm xung huyết hang vị, viêm đại tràng,…

      • Ăn kém

Dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai này khó nhận biết hơn vì người mẹ khi mang thai thường sẽ rất chán ăn, ăn kém và ăn không ngon miệng. Điều này một phần gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của người mẹ; nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người mẹ bị suy nhược cơ thể; sụt cân và cơ thể mệt mỏi nhiều hơn.

      • Chướng bụng

Khi dạ dày bị tổn thương nên dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn bị kém đi; khiến cho thức ăn bị tồn đọng lâu ngày trong dạ dày. Từ đó dạ dày bị ách tắc và tạo áp lực cho cơ thể để sản sinh ra các cơn buồn nôn để đẩy thức ăn và các dịch dư thừa trong dạ dày ra ngoài cơ thể.

Mắc bệnh đau dạ dày khi mang thai, không chỉ các mẹ bầu bị đe dọa đến sức khỏe mà còn gây ra những tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của em bé. Chính vì vậy mà khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất ổn ở trên; thì các mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra bác sĩ để có cách điều trị phù hợp; tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

2. Cách khắc phục tình trạng đau dạ dày

Chữa đau dạ dày cho dạ dày phải đúng cách, cần có sự phối hợp chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Chớ nên tự ý chữa trị, bạn sẽ phải chuốc lấy những hậu quả không có cho sức khỏe của mình và trẻ.

Thông thường, mọi người hay áp dụng cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng các bài thuốc dân gian bên dưới sẽ giúp bạn phần nào nó hỗ trợ chữa đau dạ dày rất tốt.

      • Sử dụng cây lô hội để chữa đau dạ dày khi mang thai

Đầu tiên, hãy lấy nhánh lô hội và gọt sạch vỏ. Tiếp theo lấy phần thịt trong suốt cho vào nội nước đun sôi rồi uống. Dùng mỗi ngày 10 nhánh để uống thay nước sẽ giúp chữa đau dạ dày rất tốt.

      • Trà gừng ấm: 

Dùng trà gừng ấm có thể giảm nhanh cảm giác buồn nôn, nôn mửa; đau dạ dày và khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol và các chất chống oxy hóa từ thảo dược này còn giúp giảm viêm, ức chế nấm, virus và vi khuẩn có hại.

      • Điều trị đau dạ dày khi mang thai với nghệ và mật ong

Bạn hãy dùng tinh nghệ nguyên chất trộn với mật ong thành một dạng sệt. Tiếp theo, vo thành viên tròn nhỏ và cho vào lọ thuỷ tinh, bảo quản nơi thoáng mát; tốt nhất là cho vào tủ lạnh. Sử dụng mỗi ngày từ 3 đến 5 viên tuỳ theo thể trạng của mỗi người. Tinh bột nghệ mật ong chữa đau dạ dày rất hiệu quả; nhưng các bà bầu cần chú ý theo dõi kỹ cơ thể khi dùng vì nghệ có tính nóng.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua