googleb578e89369db4e48.html

Triệu chứng lâm sàng của tứ chứng tim FALLOT

09:10 - 27/03/2020 Lượt xem: 366

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp. Chiếm tỉ lệ 75% các bệnh tim bẩm sinh tím ở trẻ trên 1 tuổi. Triệu chứng tim Fallot phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường thoát thất phải. 1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tứ chứng Fallot? Có […]

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp. Chiếm tỉ lệ 75% các bệnh tim bẩm sinh tím ở trẻ trên 1 tuổi. Triệu chứng tim Fallot phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường thoát thất phải.

1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tứ chứng Fallot?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tứ chứng Fallot, bao gồm:

      • Nhiễm siêu vi ở người mẹ, như Rubella (sởi Đức) hoặc nghiện rượu trong lúc mang thai.
      • Dinh dưỡng kém.
      • Mẹ lớn hơn 40 tuổi.
      • Cha mẹ bị tứ chứng Fallot.
      • Em bé sinh ra với hội chứng Down hay hội chứng DiGeorge.

2. Triệu chứng lâm sàng của tứ chứng tim FALLOT

Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường thoát thất phải ( giảm lưu lượng máu lên phổi).

Các biểu hiện lâm sàng gồm:

– Tím:

      • Hầu hết xuất hiện vào 3 tháng tuổi.
      • Tím toàn diện và đồng đều.
      • Tăng khi gắng sức.
Bệnh tứ chứng fallot với biểu hiện tím tái ngay sau khi sinh

– Ngồi xổm:

Làm giảm luồng shunt phải trái đưa đến tăng máu lên phổi giúp giảm tím và khó thở.

– Cơn tím:

      • Thường xảy ra khi trẻ gắng sức.
      • Kéo dài 15 – 30 phút.
      • Trẻ thở mạnh, tím nhiều hơn và đường thở bình thường.
      • Có thể dẫn đến tử vong.

– Ngón tay và ngón chân dùi trống.

– Âm thổi tâm thu LS3, LS4 trái sát xương ức.

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tứ chứng Fallot là một dạng kết hợp nhiều triệu chứng của các hội chứng khác. Nên gọi bác sĩ nếu con bạn có các triệu chứng sau:

      • Da bị xanh tím.
      • Khó thở.
      • Ngất hoặc co giật.
      • Yếu cơ.
      • Dễ kích động bất thường.
Khi có dấu hiệu tím tái cần phải cho trẻ đi khám ngay

4. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Tứ chứng Fallot có thể được hạn chế nếu bạn chăm sóc cho con của bạn tốt nhất có thể, bao gồm:

      • Ngăn ngừa nhiễm trùng: một đứa trẻ bị dị tật tim nặng có thể cần dùng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem khi nào là cần thiết;
      • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: khám nha khoa định kỳ là cách tuyệt vời để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng;
      • Tập thể dục: quyết định về việc tập thể dục cần phải được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể, hãy hỏi bác sĩ về hoạt động an toàn cho con của bạn.

Tứ chứng tim Fallot là một bệnh lý tim nguy hiểm và có thể phát hiện được trên siêu âm trong quá trình mang thai. Vì vậy việc siêu âm thai định kì là rất cần thiết giúp phát hiện, chẩn đoán sớm dị tật sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị sau sinh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện sớm các dị tật  thai nhi, từ đó đưa ra những phương hướng và lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ bầu. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với phòng khám qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được hỗ trợ.

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết