Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai là gì ?
08:18 - 07/04/2020 Lượt xem: 4970
Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, do nội tiết thay đổi khiến PH âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển gây viêm âm đạo. Vậy triệu chứng nhiễm nấm khi mang thai là gì ?Bài viết dưới đây của […]
Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, do nội tiết thay đổi khiến PH âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển gây viêm âm đạo. Vậy triệu chứng nhiễm nấm khi mang thai là gì ?Bài viết dưới đây của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để tìm câu trả lời nhé !
1. Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Khi mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau:
- Cảm thấy ngứa rát, đau nhức tại vùng kín.
- Sưng đỏ môi lớn và có thể kèm theo mùi hôi nếu tình trạng viêm trở nên nặng.
- Ra nhiều khí hư màu trắng đục, đặc như sữa, vón cục giống như bã đậu…
- Trường hợp bệnh nấm Candida khi mang thai còn ảnh hưởng đến đường tiết niệu gây tiểu buốt; tiểu rát ở các mẹ bầu.
- Đau rát khi quan hệ.
2. Mẹ bầu bị nấm có nên sinh thường không ?
Lúc này, thai nhi có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn hoặc nấm men khi đi ngang qua âm đạo nếu mẹ sinh thường. Nấm có thể sẽ bám vào cơ thể em bé và gây ra các bệnh viêm nhiễm như viêm niêm mạc, viêm da, viêm mắt, viêm đường hô hấp, tưa miệng,… Vì vậy viêm âm đạo cần phải được loại bỏ trước khi sinh.
Đối với trường hợp viêm âm đạo nhẹ, mới chớm của bệnh có thể các bác sĩ sẽ đặt thuốc để làm sạch âm đạo trong tuần cuối trước sinh hoặc khi sinh các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sát khuẩn chuyên biệt giúp mầm bệnh không thể lây sang em bé. Trường hợp này các chị em phụ nữ hoàn toàn có thể đẻ thường được.
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh; nếu viêm âm đạo tiến triển theo chiều hướng xấu, bệnh trở nặng, trầm trọng; các triệu chứng trở nên dày đặc và mật độ vi khuẩn; nấm tồn tại trong âm đạo quá nhiều thì chị em phụ nữ không thể sinh thường được. Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sinh mổ.
3. Các biến chứng có thể gặp nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo
Bệnh nấm âm đạo khi mang thai ngoài việc gây khó chịu và bất tiện thì không nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nấm bệnh có thể phát triển mạnh mẽ hơn đồng thời tấn công vào màng ối gây ra tình trạng viêm màng ối dẫn tới hiện tượng vỡ màng ối. Điều này dẫn đến nguy cơ sinh non cao.
Khi nấm phát triển xuyên qua màng ối sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ, khiến trẻ em sinh ra dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp. Nghiêm trọng hơn, nếu sinh thường cũng sẽ dễ lây nhiễm nấm ở các hốc, nếp gấp trên da của trẻ nữa, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý viêm nhiễm bẩm sinh khác. Và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị tưa miệng, ta dễ dàng nhận thấy các mảng bám trắng trong miệng bé. Bệnh có thể lây sang mẹ khi cho con bú. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc kháng nấm nhẹ cho bé hoặc các kem chống nấm cho mẹ.
Trong một số trường hợp, nhiễm nấm âm đạo có thể là nguyên nhân ban đầu gây ra các bệnh nguy hiểm khác diễn ra sau đó như các bệnh lây lan qua đường tình dục, bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Nếu bạn có các dấu hiệu khác như khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi nặng hay đau rát, nóng xung quanh vùng kín, tốt nhất là bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Mẹ bầu cần làm gì để khi nhiễm nấm không ảnh hưởng đến con ?
Để có thể phòng tránh viêm âm đạo trong thời kì mang thai, cũng là để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, các mẹ bầu cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Tạo thói quen thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh vùng kín đúng cách.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế ăn đồ ngọt.
- Mặc các loại quần lót rộng rãi thoáng mát (ưu tiên chất cotton).
- Khám sức khỏe và phụ khoa định kì để có thể phát hiện bệnh một cách sớm nhất.
- Khi phát hiện các biểu hiện và triệu chứng nghi là viêm âm đạo; thì nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời; tránh để tình trạng bệnh trở nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Trên đây là một số kiến thức về bệnh nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Khi thấy một trong các dấu hiệu như trên mẹ bầu cần đi khám để được điều trị kịp thời; tránh tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe đến cả mẹ và bé.
Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh !