googleb578e89369db4e48.html

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp trong thai kỳ là gì ?

07:12 - 04/04/2020 Lượt xem: 491

Tăng huyết áp khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm gồm các triệu chứng như phù, hoa mặt, chóng mặt, ù tai, bốc hỏa…Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, trong đó có tiền sản giật có thể gây tử vong cho […]

Tăng huyết áp khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm gồm các triệu chứng như phù, hoa mặt, chóng mặt, ù tai, bốc hỏa…Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, trong đó có tiền sản giật có thể gây tử vong cho mẹ bầu.

1. Các yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như:

      • Ăn nhiều muối.
      • Ít vận động thể lực
      • Béo phì.
      • Tăng cholesterol.
      • Căng thẳng thần kinh, tâm lý.
      • Tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi).
      • Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp.
      • Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng.
      • Mang thai đôi, đa thai.
      • Đa ối.
      • Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…
 Mẹ bầu bị tiểu đường dễ mắc bệnh tăng huyết áp

2. Triệu chứng của chứng tăng huyết áp khi mang thai

Ngoài việc sử dụng máy đo huyết áp để biết chính xác huyết áp khi mang thai, thai phụ có thể chú ý quan sát sức khỏe của bản thân để nhận biết chứng tăng huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ qua một số triệu chứng chính sau:

      • Cảm giác căng thẳng, khó chịu
      • Nhức đầu, thấy ù ù trong tai
      • Hoa mắt, chóng mặt
      • Tê hoặc ngứa ran ở các chi
      • Buồn nôn và nôn
      • Xuất hiện vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc
      • Chảy máu mũi
      • Nếu nhìn thấy mờ đi, tay chân và mặt bị phù thì bệnh đã nặng.

Khi xuất hiện triệu chứng trên thì mẹ bầu phải nghĩ ngay đến chứng cao huyết áp và nên gặp bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời. Mẹ bầu cần lưu ý rằng cao huyết áp cũng chính là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật – một tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ.

3. Dự phòng

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai cần được điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây bệnh. Khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Trong khi mang thai, nếu có tăng huyết áp đi kèm với đạm trong nước tiểu và phù thì phải nghĩ ngay đến tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén tạo nên một bệnh cảnh gọi là tiền sản giật lúc này mẹ cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tuy nhiên nếu cao huyết áp ở bà bầu đơn thuần không có biểu hiện tiền sản giật, vẫn nên theo dõi huyết áp thường xuyên khi đi khám thai. Ngoài ra, nên tuân thủ chế độ ăn uống cho bà bầu, vận động, luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi; có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Đến với phòng khám mẹ bầu được theo dõi huyết áp, thử nước tiểu định kì; được trực tiếp bác sĩ từ viện sản lớn như phụ sản trung ương, phụ sản hà nội thăm khám, tư vấn.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết