googleb578e89369db4e48.html

Trước khi mang thai bạn cần chuẩn bị những gì?

07:25 - 11/12/2019 Lượt xem: 365

1. Khám sức khỏe trước khi mang thai. Để chuẩn bị cho việc mang thai trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản .Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Xác định các yếu tố này trước khi […]

1. Khám sức khỏe trước khi mang thai.

Để chuẩn bị cho việc mang thai trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản .Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn.

Bác sĩ sẽ tìm hiểu thêm về tiền sử của bạn như lối sống, chế độ ăn uống, sức khỏe,các loại thuốc mà bạn đang sử dụng và bạn đã từng mang thai trước đó chưa? Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên ăn gì, chế độ luyện tập, tiêm phòng, những thói quen xấu nào nên từ bỏ (như hút thuốc, uống rượu…)

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị tiểu đường, hen suyễn, cao huyết áp hoặc rối loạn co giật… các bệnh này cần được kiểm soát trước khi mang thai. Đồng thời kiểm tra các xét nghiệm cần thiết, xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục.

2. Bổ sung axit folic trước khi mang thai

mẹ bầu nên bổ sung acid folic trước khi mang thai
Mẹ bầu nên bổ sung acid folic trước khi mang thai
    • Vì sao nên cung cấp đủ lượng axit folic trước khi mang thai?

Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.

    • Vì sao nên cung cấp đủ lượng sắt khi mang thai?

Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.

3. Tìm hiểu về tiền sử gia đình (vấn đề di truyền)

Đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cần làm trước khi mang thai. Điều này để chắc chắn rằng hai vợ chồng không mắc phải bệnh nghiêm trọng nào về rối loạn di truyền (như thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ…) Biết được điều này , bé sẽ ít có nguy cơ mắc những căn bệnh này từ bố mẹ. Xét ngiệm này được thực hiện thông qua mẫu máu.

4. Tập thể dục thường xuyên

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga
Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga

Nếu bạn có một kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, điều đó rất tốt. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.

5. Chế độ ăn uống lành mạnh (Tạm biệt rượu, thuốc lá, caffeine và các chất kích thích)

Nếu hút thuốc, uống rượu … bạn nên bỏ ngay, vì nó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm giảm số lượng và chất lượng trứng, tinh trùng, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai..

Bạn không cần ăn quá nhiều, nhưng bạn phải ăn những món bổ dưỡng, chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.

– Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày uống 2 ly sữa và ăn một hộp sữa chua. Tránh những thực phẩm quá ngọt.

– Chế độ ăn cho chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh. Ăn cà rốt vì nó chứa nhiều vitamin A và D.

6. Kiểm soát cân nặng trước khi mang thai

Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng macrosomia- em bé lớn hơn bình thường, cũng như làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh thường và sinh mổ. Bên cạnh đó, thừa cân khi mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Nếu có quá nhiều chất béo trong cơ thể mẹ sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi bằng kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.

    • Làm thế nào để giảm cân nếu bị thừa cân?

Để giảm cân, người phụ nữ cần phải biết cơ thể mình cần bao nhiêu calo mỗi ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhiều hơn. Bước đầu tiên là cắt giảm số lượng calo tiêu thụ thông qua việc luyện tập thể dục thường xuyên.

    • Thiếu cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

7. Các vấn đề trong lần mang thai trước có ảnh hưởng tới việc mang thai sau không?

Một số vấn đề xảy ra trong lần mang thai trước có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề tương tự trong lần mang thai sau. Những vấn đề này bao gồm sinh non, huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách trước và trong khi mang thai, khả năng gặp các rủi ro sẽ không bị lặp lại lần nữa.

8. Tránh nhiễm trùng trước khi mang thai

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách:

– Rửa tay thường xuyên khi nấu thức ăn. Đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ở mức 2 – 4ºC và nhiệt độ tủ đông ở –18ºC.

– Không ăn những thực phẩm chưa được nấu chín, phô mai chưa được khử trùng và các loại thịt nguội. Những loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ tử vong và sẩy thai.

– Nước ép chưa khử trùng cũng có thể chứa các loại vi khuẩn như Ecoli hoặc Salmonella. Do đó, bạn nên tránh.

– Mang găng tay khi làm vườn hoặc đổ rác để tránh bị nhiễm khuẩn.

– Tiêm ngừa cúm, thủy đậu, rubella… để phòng ngừa bệnh.

9. Sống trong một môi trường không nguy hiểm

Nếu mẹ bị phơi nhiễm với các chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc hoặc nơi khác, có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của mẹ,thậm chí thai bị di tật, sẩy thai…

Ngoài ra, mẹ cũng nên cẩn thận khi tiếp xúc các sản phẩm: như chất tẩy rửa, dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu,… Nói chuyện với bác sĩ để biết làm thế nào giảm thiểu rủi ro.

10. Tập trung vào sức khoẻ tinh thần của mẹ

Mẹ nên ở trong trạng thái tâm trí tốt khi muốn thụ thai.Tâm trạng hạnh phúc ảnh hưởng tốt đến khả năng thụ thai của mẹ. Mặc dù đôi khi mẹ rất lo lắng, buồn, căng thẳng, hoặc chán nản. Nếu mẹ liên tục có những suy nghĩ tiêu cực, hãy nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc ông xã,mẹ cũng có thể tìm kiếm một số trợ giúp của chuyên viên tư vấn tâm lý như thảo luận về cảm xúc và lựa chọn các giải pháp điều trị giúp mẹ khi cần thiết. Yoga và thiền cũng có thể giúp mẹ khắc phục chứng căng thẳng, lo lắng hay stress.

11. Ngưng uống thuốc tránh thai

Ngưng uống thuốc tránh thai
Ngưng uống thuốc tránh thai

Nếu có ý định mang thai, bạn hãy ngưng uống thuốc tránh thai ngay bây giờ. Khi sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác so với ban đầu. Việc ngưng sử dụng thuốc sẽ đưa cơ thể dần trở về trạng thái ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để chuẩn bị cho quá trình mang thai của mình. Đừng quá lo lắng, mang thai là một cuộc hành trình thú vị, điều quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình cẩn thận. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được tư vấn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang