googleb578e89369db4e48.html

Trường hợp nào cần truyền tiểu cầu

04:08 - 18/05/2020 Lượt xem: 1233

Truyền tiểu cầu được chỉ định để điều trị và phòng ngừa chảy máu ở bệnh nhân do giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Tình trạng này có thể là hệ quả của suy tủy, làm giảm sản xuất tiểu cầu hay do rối loạn chức năng tiểu cầu. Vì có bản chất là một loại […]

Truyền tiểu cầu được chỉ định để điều trị và phòng ngừa chảy máu ở bệnh nhân do giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Tình trạng này có thể là hệ quả của suy tủy, làm giảm sản xuất tiểu cầu hay do rối loạn chức năng tiểu cầu. Vì có bản chất là một loại chế phẩm máu, việc truyền tiểu cầu cần thực hiện đúng chỉ định, tuân thủ đúng nguyên tắc để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu.

1. Chế phẩm tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là những tế bào nhỏ trong máu có vai trò hình thành cục máu đông, giúp cầm máu khi mạch máu bị tổn thương. Chúng thực chất là các mảnh vỡ của từ các tế bào tiểu cầu gốc trong tủy xương, được giải phóng vào máu và đi khắp cơ thể. Khi thành mạch mất tính nguyên vẹn, hệ thống tín hiệu kích hoạt tiểu cầu sẽ báo động làm tiểu cầu tập trung lại nơi bị chảy máu, đóng vai trò khởi động một chuỗi phản ứng đông cầm máu tiếp theo.

Một số bệnh lý có thể gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu như: suy tủy dẫn đến giảm số lượng tiểu cầu hay tiểu cầu bị rối loạn chức năng bẩm sinh, thứ phát. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu tự nhiên hay khó cầm máu với các triệu chứng chảy máu cam, chảy máu răng, vết bầm tím trên da hay nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, đôi khi nguy hưởng đến tính mạng.

Nếu số lượng tiểu cầu trong máu quá ít hay đang diễn tiến chảy máu, các bác sĩ sẽ chỉ định truyền tiểu cầu

2. Những chế phẩm từ máu dòng tiểu cầu

      • Tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần

Khối tiểu cầu chứa phần lớn tiểu cầu được điều chế từ đơn vị máu toàn phần bảo quản ở nhiệt độ từ 20 độ C đến 24 độ C trong 24 giờ kể từ khi lấy máu.

Do tiểu cầu có tính kết dính, hạn sử dụng theo khuyến nghị là không quá 05 ngày kể từ ngày lấy máu và bảo quản tiểu cầu ở nhiệt độ từ 20 độ C đến 24 độ C kèm theo lắc liên tục. Tuy nhiên, nếu điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong hệ thống hở, hạn sử dụng tiểu cầu là không quá 06 giờ kể từ khi kết thúc điều chế khi bảo quản ở nhiệt độ từ 20 độ C đến 24 độ C kèm theo lắc liên tục.

      • Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu

Khối tiểu cầu gạn tách là khối tiểu cầu lấy trực tiếp từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động. Các thành phần máu còn lại sẽ trả lại vào vòng tuần hoàn cho bệnh nhân ngay trong quá trình truyền máu.

So với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần, thời gian sử dụng của khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu cũng tương tự là không quá 5 ngày kể từ ngày gạn tách tiểu cầu khi bảo quản ở nhiệt độ từ 20 độ C đến 24 độ C, kèm lắc liên tục.

      • Khối tiểu cầu lọc bạch cầu

Khối tiểu cầu lọc bạch cầu là khối tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần hoặc bằng gạn tách và được loại bỏ bạch cầu bằng bộ lọc bạch cầu.

Như vậy, số bạch cầu trong khối tiểu cầu lọc bạch cầu rất ít; là ít hơn một triệu bạch cầu trong một đơn vị khối tiểu cầu. Cách bảo quản và thời gian sử dụng cũng tương tự như hai dạng chế phẩm tiểu cầu như trên.

3. Trường hợp nào cần truyền tiểu cầu?

      • Bệnh nhân có chảy máu có ý nghĩa lâm sàng bao gồm:

Truyền tiểu cầu được chỉ định cho bệnh nhân chảy máu có ý nghĩa lâm sàng ở người giảm tiểu cầu ngay cả khi số lượng tiểu cầu trên 10 x 109/L.

Ở những bệnh nhân bị chảy máu nghiêm trọng cần truyền máu với thể tích lớn. Ở những bệnh nhân này, việc sử dụng máu toàn phần, bao gồm cả truyền máu và truyền tiểu cầu có thể làm giảm nguy cơ tử vong.

Truyền tiểu cầu được chỉ định cho bệnh nhân rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh hoặc mắc phải cần phẫu thuật hoặc bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng tiểu cầu (trừ aspirin đơn thuần) cần can thiệp phẫu thuật khi đang bị chảy máu diễn tiến. Số lượng tiểu cầu không đáng tin cậy khi được xét nghiệm trong những trường hợp này.

Dù chưa có sự đồng thuận về ngưỡng tiểu cầu mục tiêu để kiểm soát chảy máu ở bệnh nhân bị giảm tiểu cầu thứ phát do rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa, việc truyền tiểu cầu nhằm duy trì số lượng tiểu cầu trên 50×109/L được phần lớn chuyên gia đồng thuận cũng như điều chỉnh các nguyên nhân cơ bản và thay thế các yếu tố đông máu. Truyền tiểu cầu lại không được chỉ định cho bệnh nhân mắc đông máu nội mạch lan tỏa mạn tính hoặc người không bị chảy máu.

Truyền tiểu cầu không được chỉ định trong giảm tiểu cầu miễn dịch trừ khi có chảy máu đáng kể trên lâm sàng.

      • Dự phòng để phòng ngừa chảy máu 

truyền tiểu cầu
Trẻ sinh non cũng là đối tượng được chỉ định lâm sàng cho truyền tiểu cầu dự phòng

Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nặng trải qua hóa trị và ghép tế bào gốc tạo máu nên được xem xét để truyền tiểu cầu dự phòng khi số lượng dưới 10 x 109/ L khi không có yếu tố rủi ro và ở mức dưới 20 x 109/L khi có các yếu tố có thể làm giảm tiểu cầu thêm như sốt.

Ở những bệnh nhân nguy kịch, trong trường hợp không chảy máu cấp tính, có thể truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 20 x 109/L. Số lượng tiểu cầu ở trẻ nhỏ cần được quản lý chặt chẽ hơn và việc truyền tiểu cầu có thể được đặt ra khi số lượng tiểu cầu ở trẻ sơ sinh dưới 25 x 109/L với trẻ sơ sinh đủ tháng và dưới 30 đến 50 x 109/L với trẻ sơ sinh non tháng hoặc bất kỳ trẻ sơ sinh nào bị giảm tiểu cầu sơ sinh.

Đối với bệnh nhân có nguyên nhân khác gây suy tủy xương với giảm sản xuất tiểu cầu mãn tính, không có bằng chứng để đề nghị một ngưỡng cụ thể để truyền tiểu cầu và những bệnh nhân như vậy nên được quản lý theo đặc điểm từng cá nhân. Truyền tiểu cầu dự phòng dài hạn có nguy cơ xảy ra các biến chứng, đòi hỏi các lần sau phải cần truyền tiểu cầu đã qua chiếu xạ.

Ở những bệnh nhân bị chấn thương đầu, nên giữ số lượng tiểu cầu trên 100 x 109/L.

      • Chống chỉ định lâm sàng khi truyền tiểu cầu bao gồm:

Những bệnh nhân chảy máu không do giảm tiểu cầu được chống chỉ định truyền tiểu cầu
Những bệnh nhân chảy máu không do giảm tiểu cầu được chống chỉ định truyền tiểu cầu

Truyền tiểu cầu không được chỉ định ở những bệnh nhân chảy máu không liên quan đến giảm số lượng tiểu cầu hoặc khiếm khuyết chức năng tiểu cầu.

Đối với bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do Heparin và giảm tiểu cầu huyết khối; việc truyền tiểu cầu là chống chỉ định trừ khi bị xuất huyết có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Việc sử dụng tiểu cầu để dự phòng chảy máu thường quy sau phẫu thuật tim là chống chỉ định.

Nguồn tham khảo: Blood.gov.au

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết