Trường hợp nào dễ mắc bệnh rau cài răng lược?
04:15 - 13/07/2020 Lượt xem: 492
1. Khái niệm bệnh rau cài răng lược Bệnh lý rau cài răng lược là tình trạng bám bất thường của bánh rau; các gai rau bám chặt vào cơ tử cung mà không bám trên màng đệm. Ở trạng thái bình thường, sau khi sinh, bánh nhau sẽ tự động tách khỏi thành tử […]
1. Khái niệm bệnh rau cài răng lược
Bệnh lý rau cài răng lược là tình trạng bám bất thường của bánh rau; các gai rau bám chặt vào cơ tử cung mà không bám trên màng đệm.
Ở trạng thái bình thường, sau khi sinh, bánh nhau sẽ tự động tách khỏi thành tử cung và đẩy ra ngoài. Nhưng trong trường hợp bị nhau cài răng lược thì bánh nhau bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí có thể xâm lấn các cơ quan xung quanh. Đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng như băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu, hoặc thậm chí gây tử vong cho sản phụ.
2. Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân nhau cài răng lược đến nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng tai biến này liên quan đến những biến đổi bất thường ở thành niêm mạc tử cung của người mẹ; thường là hậu quả của việc đẻ mổ hoặc các phẫu thuật tử cung khác trước đó.
Bệnh thường không có dấu hiệu hoặc gây triệu chứng gì cho người mẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể có xuất huyết âm đạo trong thời kỳ tam cá nguyệt cuối (tuần thai từ 28 – 40).
3. Trường hợp nào hay mắc bệnh rau cài răng lược
- Nhóm sản phụ có độ tuổi cao trên 35 tuổi.
- Những người nạo thai nhiều lần.
- Người mẹ có tiền căn sẹo mổ trên tử cung do mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung…
- Người có tiền sử viêm nhiễm niêm mạc tử cung.
- Các mẹ bầu bị rau tiền đạo (rau phát triển từ phần dưới, phần thấp nhất của tử cung).
- Nhóm sản phụ có số lần sinh con nhiều cũng có nguy cơ cao mắc nhau cài răng lược.
4. Làm sao để hạn chế bệnh rau cài răng lược khi mang thai
Để hạn chế nhưng rủi ro gây ra bởi rau cài răng lược. Bản thận người phụ nữ cần chú ý những điều sau ngay cả trước khi mang thai để giảm thiểu những nguy cơ.
Có kế hoạch dự định sinh nở phù hợp.
Tránh nạo phá thai hay phẫu thuật trên tử cung nhiều lần.
Hạn chế sinh mổ, chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình mang thai, nếu ngưởi mẹ nằm trong nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh rau cài răng lược cần khám thai định kỳ và theo dõi trong suốt thai kỳ để hạn chế tối đa rủi ro của chứng bệnh này.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang