googleb578e89369db4e48.html

Tụ dịch dưới màng đệm: Nguyên nhân,triệu chứng và cách điều trị

03:53 - 05/02/2020 Lượt xem: 10577

Tụ dịch dưới màng đệm(tụ dịch dưới bánh rau) thường xảy ra trong quá trình mang thai, nếu không được phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. 1. Tụ dịch dưới màng đệm là gì ? Tụ dịch dưới màng đệm là hậu quả của sự bong mép bánh […]

Tụ dịch dưới màng đệm(tụ dịch dưới bánh rau) thường xảy ra trong quá trình mang thai, nếu không được phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

1. Tụ dịch dưới màng đệm là gì ?

Tụ dịch dưới màng đệm là hậu quả của sự bong mép bánh rau hay vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh rau, hình thành vùng máu tụ nằm giữa lớp màng đệm và cơ tử cung, nó có thể dẫn đến chảy máu âm đạo.

Trong một số trường hợp tụ dịch màng nuôi có thể gây sẩy thai hoặc ảnh hưởng đến em bé.

2. Nguyên nhân gây tụ dịch dưới màng đệm?

Hiện nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân vì sao xuất hiện hiện tượng tụ dịch màng nuôi khi mang thai. Một số tác nhân được chẩn đoán có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tụ dịch màng nuôi khi mang thai là:

– Phụ nữ mang thai có nội tiết kém.

– Thường xuyên di chuyển nhiều, vận động mạnh trong giai đoạn đầu thai kỳ

– Phụ nữ mang thai ở tuổi 35 trở lên

– Quan hệ khi mang thai và xuất tinh trong cũng có thể là nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi

3. Triệu chứng của tụ dịch dưới màng đệm?

Tụ dịch dưới màng đệm được phát hiện qua siêu âm
Tụ dịch dưới màng đệm được phát hiện qua siêu âm

Tụ dịch dưới màng đệm có thể phát hiện qua siêu âm và thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Một số triệu chứng mẹ bầu có thể quan sát được như:

  • Chảy máu âm đạo: Hầu hết các trường hợp mẹ bầu tụ dịch màng nuôi đều ra máu màu nâu hoặc đỏ tươi khi mang thai. Những trường hợp nặng có thể xuất hiện cả cục máu.
  • Đau bụng âm ỉ, vùng thắt lưng đau mỏi.
  • Dịch âm đạo bất thường:Dịch âm đạo xuất hiện nhiều với màu nâu, hồng nhạt. Mẹ bầu có thể phát hiện trong lúc đi vệ sinh hoặc những dấu vết để lại trên đồ lót.
  • Những trường hợp lượng máu tụ không lớn thì mẹ bầu phải tiến hành siêu âm mới có thể phát hiện được hiện tượng này.

4. Cách điều trị tụ dịch màng đệm.

Theo Tây y :

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau:

Thai phụ cần nằm nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với dùng thuốc giảm co(nếu có chỉ định của bác sĩ)

Nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay.

Theo Đông y :

Trong Đông y, củ gai tươi được xem như một phương thuốc an thai hiệu quả. Trong điều kiện thai bình thường, mẹ có thể sử dụng củ gai tươi như một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai.

Một số món ăn ngon mẹ có thể nấu như: củ gai nấu gà ác; củ gai hầm móng giò hoặc củ gai nấu với bồ câu…

Ăn củ gai luộc hay đun nước củ gai uống hàng ngày cũng có tác dụng tốt đối với các trường hợp động thai, tụ dịch màng nuôi, dọa sảy thai, ra huyết, bong màng nuôi…

5. Chăm sóc bà bầu bị tụ dịch màng đệm như thế nào?

Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi cần phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức.

Cần kiêng chuyện ‘chăn gối’ khi bị tụ dịch dưới màng nuôi.

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau xanh; hoa quả tươi và uống đủ lượng nước cơ thể cần trong giai đoạn thai kỳ.

Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi nên đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi lượng dịch tăng hay giảm, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Thực tế, hiện tượng tụ dịch màng nuôi nếu được phát hiện sớm sẽ không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này mẹ bầu cũng không nên xem thường để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?