googleb578e89369db4e48.html

Tuần thứ mấy thì có thể phát hiện được dị tật sứt môi hở hàm ếch ?

01:57 - 19/09/2020 Lượt xem: 10087

Hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ xảy ra khi các mô của môi hay vòm miệng thai nhi không phát triển. Do đó, trẻ không có đủ mô ở miệng, các mô này cũng không kết hợp được với nhau để hình thành vòm miệng […]

Hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ xảy ra khi các mô của môi hay vòm miệng thai nhi không phát triển. Do đó, trẻ không có đủ mô ở miệng, các mô này cũng không kết hợp được với nhau để hình thành vòm miệng dẫn tới việc trẻ bị hở hàm ếch. Bệnh hở hàm ếch thường có thể đi kèm hoặc riêng lẻ với tình trạng sứt môi.

1. Dị tật sứt môi hở hàm ếch được phát hiện ở tuần thai nào ?

Trong quá trình hình thành và phát triển thai nhi thì môi được hình thành vào khoảng giữa tuần lễ thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ, hàm trên được hình thành vào giữa tuần thứ 7 và tuần thứ 8. Những yếu tố tác động vào thời gian này làm tăng nguy cơ hình thành dị tật sứt môi, hở hàm ếch như nhiễm một số loại virus, sử dụng nhiều rượu, thuốc lá, quá liều vitamin A……

Siêu âm có thể phát hiện dị tật hở hàm ếch ở khoảng 16 – 20 tuần trở đi; ngoài ra còn phát hiện được một số dị tật khác như não úng thủy, bất sản thận, hẹp tá tràng…

phát hiện dị tật sứt môi

 

2. Hở hàm ếch các vị trí thường gặp

Hở hàm ếch ở trẻ có thể là hở hàm ếch trong, hở hàm ếch một bên hay hai bên và hở hàm ếch toàn bộ.

Hở hàm ếch trong

Là một dạng hở hàm ếch ít phổ biến hơn so với các dạng hở hàm ếch khác. Đây là tình trạng một khe hở xảy ra ở các cơ trong vòm miệng của trẻ; nằm ở phía sau miệng, được bao phủ bởi các niêm mạc miệng. Do nằm ở bên trong nên thường không được chú ý tới. Trẻ bị hở hàm ếch trong thường được phát hiện khi trẻ có các biểu hiện:

      • Trẻ gặp khó khăn khi ăn uống như bị khó nuốt; thức ăn đặc biệt là các chất lỏng có thể bị chảy ra ngoài qua đường mũi.
      • Giọng nói mũi, nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng mũi mãn tính, bị tái đi tái lại nhiều lần.
      • Trường hợp bị hở hàm ếch bên trong thường không gây ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của khuôn mặt trẻ.

Hở hàm ếch một bên

Dạng hở hàm ếch phổ biến, hình thái của tình trạng hở hàm ếch là xuất hiện khe hở hàm một bên vòm miệng có thể xảy ra ở bên trái hay phải của vòm miệng; trường hợp này thường kèm theo khe hở môi. Trong trường hợp này thường phát hiện tình trạng của trẻ bằng mắt thường; với những trẻ bị hở hàm ếch một bên sẽ làm trẻ ăn uống khó; dễ bị sặc và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở tai, đường hô hấp.

Hở hàm ếch hai bên

Tương tự như hở hàm ếch một bên, nhưng khe hở vòm xuất hiện ở hai bên hàm và thường kèm theo có tổn thương khe hở môi.

Hở hàm ếch toàn bộ

Xuất hiện một khe hở liên tục từ khẩu cái mềm đến khẩu cái cứng. Trường hợp trẻ có khe hở hàm toàn bộ thường có những biểu hiện nặng nhất như trẻ không bú được; ăn uống thường xuyên bị sặc lên mũi, phát âm sai, răng mọc lệch lạc; cung hàm biến dạng từ đó có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ; làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp hơn so với các loại hở hàm ếch khác.

3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi phát hiện dị tật sứt môi, hở hàm ếch

Chọc ối thử nhiễm sắc thể tìm nguyên nhân khi có dị tật sứt môi, hở hàm ếch

Khi phát hiện hình ảnh siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch, cần chú ý một số vấn đề sau:

      • Nếu là sứt môi, hở hàm ếch đơn thuần thì không cần quá lo lắng; vì có thể điều trị bằng phẫu thuật.
      • Có nhiều trường hợp không chỉ bị hở hàm ếch mà còn phối hợp nhiều dị tật nguy hiểm khác như hội chứng Down, tim bẩm sinh…Nên khi phát hiện cần đến các cơ sở chăm sóc trước sinh để được tư vấn; làm các xét nghiệm sàng lọc các dị tật nguy hiểm khác.
      • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng trong suốt quá trình mang thai. Tránh những thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Đảm bảo dinh dưỡng rất quan trọng; tuy không thay đổi được bản chất dị tật nhưng là một cách giúp trẻ phát triển tốt từ trong bụng mẹ; giúp cho quá trình chăm sóc sau sinh và trước khi phẫu thuật dễ dàng hơn.
      • Hạn chế tiếp xúc với môi trường nguy cơ ô nhiễm, các chất phóng xạ, không uống rượu và hút thuốc lá.
      • Không quá căng thẳng, nhất là mẹ bầu ảnh hưởng không tốt đến quá trình mang thai.
      • Nên tập một số bài tập thể dục giúp giảm bớt căng thẳng như đi bộ nhẹ nhàng, yoga, dưỡng sinh…
      • Chuẩn bị các kiến thức về chăm sóc trẻ sứt môi, hở hàm ếch sau sinh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén