U máu là bệnh gì ? và nguyên nhân do đâu gây bệnh u máu?
08:20 - 27/03/2020 Lượt xem: 491
Bệnh u máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, mặc dù không phải là căn bệnh ác tính nguy hiểm, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Vậy bệnh u máu là bệnh gì ? và nguyên nhân do đâu lại xuất hiện căn bệnh này ? Chúng ta […]
Bệnh u máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, mặc dù không phải là căn bệnh ác tính nguy hiểm, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Vậy bệnh u máu là bệnh gì ? và nguyên nhân do đâu lại xuất hiện căn bệnh này ? Chúng ta hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về chủ đề này nhé!
1. U máu là bệnh gì ?
U máu là khối u tạo thành do sự tăng sinh quá mức tế bào nội mạc mạch máu. Sự tăng sinh các tế bào này sẽ ngưng phát triển theo thời gian nên u máu là u lành tính.
U máu có thể xuất hiện ở ngoài da hoặc ở các cơ quan bên trong cơ thể như gan, ruột, hoặc cơ quan hô hấp, cột sống và hệ thần kinh trung ương.
2. Tần suất
- 30% trẻ mắc bệnh ở tuần đầu tiên hoặc tuần thứ tư sau sinh.
- Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh từ 1-3%, trẻ dưới 1-10 tuổi 20%.
- 15-30% trẻ nhỏ có nhiều sang thương.
- Tỉ lệ nam : nữ là 3:1 hoặc 6:1.
3. Phân loại bệnh u máu
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên đặc tính lâm sàng, phôi học và huyết động học.
– Theo tiến trình phát triển
- U máu bẩm sinh: hình thành hoàn toàn và xuất hiện ngay sau sinh.
- U máu nhũ nhi: thường xuất hiện khoảng 4 tuần đầu sau sinh.
– Phân lại theo giải phẫu bệnh học:
- U máu dạng mao mạch
- U máu dạng hang hay dạng tĩnh mạch
- U máu dạng hỗn hợp
- U tế bào nội mô mạch máu
4. Nguyên nhân gây bệnh
Giả thuyết liên quan đến căn nguyên gây u máu bao gồm:
- Từ phôi thai, do di tích của trung bì phôi thai;
- Nhiễm virus gây u nhú trên người, tiếng Anh còn gọi là Human Papuloma virus (HPV) gây mất kiểm soát điều hòa tăng sinh tế bào nội mạch của mạch máu;
- Do nội tiết tối: Người ta thấy nồng độ cao của 17-Beta Estradiol ở trẻ u máu;
- Heparine do các dưỡng bào tiết ra gây kích thích tế bào sợi và tế bào nội mạch tăng ở các trẻ u máu.
5. Triệu chứng bệnh U máu
U máu có thể xuất hiện ngay sau sinh, nhưng phổ biến nhất vẫn là trong khoảng thời gian vài tháng đầu đời. Biểu hiện lâm sàng là một vết đỏ phẳng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ. Thông thường một đứa trẻ chỉ có một u máu.
Trong năm đầu tiên, vết đỏ phát triển nhanh chóng thành một vết sưng trông giống như cao su, xốp, nổi lên trên bề mặt da. Sau đó, khối u tăng trưởng chậm dần và biến mất.
Nhiều khối u máu sẽ biến mất khi trẻ lên 5 tuổi, và đa phần sẽ không nhìn thấy u máu nữa khi trẻ lên 10 tuổi. Sau khi u thoái triển, da tại vị trí khối u có thể bị đổi màu hoặc nổi lên trên bề mặt da bình thường.
6. Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng và quá trình diễn tiến.
- Siêu âm: u máu nằm sâu, u máu có thông nối động tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch.
- Siêu âm tim, đo ECG nếu cần điều trị thuốc uống.
- Công thức máu, chức năng đông cầm máu nếu nghi ngờ đi kèm hội chứng Kassabach Meritt.
- MRI, MRA nếu nghi ngờ có hội chứng PHACE.
- Chụp mạch máu khi cần điều trị thuyên tắc mạch.
Bệnh u máu ở trẻ em là một bệnh thường gặp nhưng hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một đứa trẻ có thể có nhiều nốt u máu nhưng không phản ánh đến tình trạng sức khỏe của bé, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Trên đây là một số kiến thức về bệnh u máu hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang