U nang buồng trứng ảnh hưởng ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
17:03 - 08/08/2021 Lượt xem: 627 Tác giả: Thu Hoàng
U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Ban đầu đó chỉ là khối u lành tính nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng.
U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Ban đầu đó chỉ là khối u lành tính nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng.
1. Nguyên nhân gây ra u buồng trứng khi mang thai
Khi mang thai, hoàng thể sản xuất ra các hormone để nuôi dưỡng và hỗ trợ niêm mạc tử cung phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phôi thai làm tổ và lớn dần. Cho đến khi thai nhi đạt từ 10 đến 12 tuần, sự hoàn thiện của bánh nhau sẽ dần thay thế chức năng này của hoàng thể. Lúc này, hoàng thể teo nhỏ dần, thoái hóa và tiêu biến.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, hoàng thể không mất đi mà vẫn hiện diện trên buồng trứng, tạo thành các nang. Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có thể có nhiều nang buồng trứng và tồn tại trong suốt thai kỳ, gây ra tình trạng u nang buồng trứng.
2. Các dạng u nang buồng trứng
Bệnh u nang buồng trứng lúc mang thai thường có 2 dạng:
U nang buồng trứng hoàng thể:
U nang này hình thành do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai, thường biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ. U nang hoàng thể là u nang lành tính, không đáng lo ngại.
U nang buồng trứng thực thể:
U nang buồng trứng thực thể thường gặp ở phụ nữ từng nạo hút thai, sảy thai. U nang buồng trứng này thông thường đã hình thành trong một thời gian khá dài, nhưng chị em chỉ phát hiện ra khi đi khám thai.
3. U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Rất nhiều chị em lo lắng, sợ hãi khi phát hiện mình bị u nang buồng trứng qua siêu âm. Trên thực tế, tốc độ phát triển của thai nhi khá nhanh, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai trong khi đó, các u nang buồng trứng cũng có khuynh hướng tăng trưởng về kích thước. Chính vì vậy, chắc chắn u nang sẽ ảnh hưởng và gây tác động đến thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng u nang có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và nhau tiền đạo. Ngược lại, tình trạng mang thai của người mẹ cũng có thể làm tăng biến chứng u nang buồng trứng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả sau khi sinh con, dễ gặp nhất là tình trạng nang xoắn, vỡ u nang,...
4. Một số biến chứng của u nang buồng trứng
Biến chứng chèn ép khi đang mang thai:
U to, dạng đặc có thể chèn ép lên tử cung cản trở sự phát triển của tử cung đang mang thai nhi, chèn ép bàng quang gây bí tiểu, tiểu lắt nhắt, chèn ép lên ruột làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ. U có thể chèn ép lên niệu quản làm thận ứ nước gây viêm đài bể thận, suy thận.
U bị vỡ khi u là dạng dịch và u bị tử cung, các cơ quan vùng chậu chèn ép làm vỡ u.
U buồng trứng trở thành u tiền đạo gây đẻ khó phải mổ lấy thai.
Biến chứng xoắn:
Thường gặp với loại u có cuống, nhưng kích thước vừa và nhỏ mà tỷ trọng nặng như u bì buồng trứng. Biến chứng xoắn thường gặp ở thời kỳ hậu sản khi sản phụ vừa sanh xong, kích thước tử cung thu nhỏ lại làm ổ bụng trống và u sẽ dễ bị xoắn.
Biến chứng hóa ác tính:
Tùy từng loại u mà biến chứng này có các tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ ung thư của u buồng trứng và thai từ 1/10.000 đến 1/25.000. Biến chứng hóa ác tính có thể xảy ra khi vừa có khối u xuất hiện hoặc sau một thời gian u nằm trong ổ bụng mà không được phát hiện và phẫu thuật cắt bỏ khối u sớm.
Siêu âm là công cụ chẩn đoán phổ biến nhất để đánh giá đau vùng chậu và đau bụng khi mang thai vì nó an toàn khi sử dụng (Leiserowitz, 2006). Độ nhạy và độ đặc hiệu cao của nó để mô tả hình thái của khối u làm cho nó trở thành một công cụ lý tưởng để sử dụng như một công cụ chẩn đoán lựa chọn đầu tiên vì hình thái học là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc phân biệt khối u lành tính với khối u ác tính (Usui et al., 2000; Telischak et al. , 2008; Hoover và Jenkins, 2011; Cohen-Herriou và cộng sự, 2013; Levine, 2014).