googleb578e89369db4e48.html

Ung thư tuyến vú và những điều bạn cần biết

15:38 - 23/02/2022 Lượt xem: 540 Tác giả: Kim Ngân

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ung thư có hại (ác tính) được phát hiện trong mô vú, tình trạng này thường phát triển từ các ống bên trong vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể lan rộng ra toàn bộ vú và sang các bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư vú hình thành trong tuyến vú, thường trong ống tuyến (dẫn sữa đến đầu núm vú) hoặc tiểu thùy (các tuyến tạo sữa). Nó có thể xảy ra ở cả nam và nữ, mặc dù ở nam hiếm gặp hơn).

Nếu như trước đây, người mắc ung thư vú thường gặp ở độ tuổi trên 40 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu bân đầu của ung thư vú

  • Cục u không đau ở vú
  • Ngứa và phát ban kéo dài quanh núm vú
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở núm vú
  • Vùng da trên vú sưng và dày lên
  • Vùng da trên vú sần vỏ cam hoặc nhăn nheo
  • Núm vú bị tụt hoặc lõm vào trong
  • Vùng nách sưng, đau hoặc có u

2. Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

  • Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao
  • Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư vú
  • Đã điều trị tia xạ vùng thành ngực
  • Hành kinh sớm (trước 12 tuổi)
  • Mãn kinh muộn (sau 50 tuổi)
  • Không có con hoặc có con muộn
  • Đột biến di truyền: gen BRCA1 và BRCA2
  • Dùng thuốc hormon thay thế (dùng thuốc estrogen và progesteron kéo dài tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú
  • Dùng thuốc tránh thai
  • Uống rượu
  • Không cho con bú
  • Béo phì
  • Phơi nhiễm phóng xạ.
  • Phòng bệnh ung thư vú bắt đầu từ thay đổi lối sống: không uống rượu, cho con bú sữa mẹ, giảm cân, vận động, không dùng hormon thay thế.

3. Nguyên nhân ung thư vú

Ung thư vú và những điều bạn cần biết

Bệnh ung thư vú thường mắc phải ở những người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú.

Do gen di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi bệnh viện kiểm tra, bởi bệnh này có thể di truyền trong các thành viên trong gia đình.

Có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,...

Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sinh ung thư vú.

Béo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu cũng có nguy cơ bị ung thư vú.

4. Các giai đoạn của ung thu vú

Không giống các loại ung thư khác, ung thư vú là một bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm, khoảng 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu.

Giai đoạn 0: Ung thư không xâm lấm.

Giai đoạn I: Ung thu xâm lấn với u kích thước nhỏ (nhỏ hơn 2 cm và chưa lan sang hạch bạch huyết ở nách).

Giai đoạn II: Ung thu xâm lấn (Từ 2-5 hoặc kèm theo xâm lấn hạch bạch huyết).

Giai đoạn III: Ung thu xâm lấn với u kích thước lớn (lớn hơn 5 cm kèm theo xâm lấn da hoặc lan sang nhiều hạch bạch huyết).

Giai đoạn IV: Ung thư lan rộng hoặc di căn.

5. Điều trị ung thư vú

- Ngày nay, với tiến bộ của y học hiện đại đã mang đến nhiều giải pháp điều trị hiệu quả hơn cho bệnh ung thư vú.

- Điều trị ung thư vú dựa trên nguyên tắc điều trị là đa mô thức tức là kết hợp các phương pháp điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nội tiết... tùy vào giai đoạn bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh.

+ Phẫu thuật là cắt bỏ khối u toàn bộ hoặc một phần, và có thể loại bỏ hạch nách khi cần.

+ Xạ trị là chiếu tia bức xạ vào vùng bệnh nhằm mục tiêu phá hủy tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật hoặc sau hóa trị.

+ Hóa trị là đưa thuốc vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường sử dụng qua đường tĩnh mạch và theo chu kỳ. Hóa trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc giai đoạn muộn.

+ Liệu pháp nội tiết là điều trị quan trọng nhất dành cho trường hợp UTV có thụ thể nội tiết ER (+) và/hoặc PR (+). Thuốc ức chế hoặc ngăn chận tác động của các hormon nội tiết – được biết là có liên quan đến quá trình tăng sinh tế bào ung thư. Liệu pháp nội tiết có thể được sử dụng sau phẫu thuật hoặc giai đoạn muộn.

+ Liệu pháp kháng HER2 là điều trị quan trọng dành cho trường hợp UTV có HER2 dương tính. Thuốc ức chế tác động của các thụ thể HER2 – được biết là có liên quan quá trình tăng sinh tế bào ung thư. Liệu pháp kháng HER2 có thể được sử dụng trước phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc giai đoạn muộn. Liệu pháp kháng HER2 có thể được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da (như trastuzumab tiêm dưới da). Dạng dùng tiêm dưới da sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và giảm đáng kể thời gian tiêm truyền thuốc (chỉ trong khoảng 2 - 5 phút) so với dạng tiêm truyền tĩnh mạch (cần khoảng 60 - 90 phút).

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh. Khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra bất thường ở vú và điều trị kịp thời. Lựa chọn cơ sở thăm khám và uy tín trong xét nghiệm giúp chị em có sự yên tâm về kết quả và nhận được sự tư vấn kịp thời nhất. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai và phụ khoa uy tín Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp