googleb578e89369db4e48.html

Uống nước dừa khi mang thai có tốt không?

07:52 - 27/12/2019 Lượt xem: 246

Khi có thai, các mẹ thường được mọi người khuyên nên uống nước dừa để sinh con có làn da trắng trẻo, mịn màng, nước ối trong, con được to khỏe. Tuy nhiên, các mẹ cần hiểu rõ vai trò, tác dụng của nước dừa với thai nhi, uống nước dừa thế nào cho đúng cách, đúng thời điểm […]

Khi có thai, các mẹ thường được mọi người khuyên nên uống nước dừa để sinh con có làn da trắng trẻo, mịn màng, nước ối trong, con được to khỏe. Tuy nhiên, các mẹ cần hiểu rõ vai trò, tác dụng của nước dừa với thai nhi, uống nước dừa thế nào cho đúng cách, đúng thời điểm để không gây nguy hiểm .Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn khang tìm hiểu các mẹ nhé!

1.Lợi ích tuyệt vời mà nước dừa mang lại.

 Bổ sung chất điện giải.

Ngoài chất lỏng, nước dừa cung cấp chất điện phân cần thiết để giữ cho cơ thể đủ nước như; canxi, kali, natri và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì huyết áp; cân bằng chất lỏng, điều chỉnh PH và tăng cường hoạt động của các cơ.

Nước dừa giúp bổ sung nước ối hiệu quả

Uống nước dừa khi mang thai không chỉ là cách giúp mẹ bầu bổ sung đủ lượng nước mà còn giúp bổ sung thêm nước ối.

 Nước dừa là nước uống tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại:

Không chỉ cung cấp các chất điện giải, nước dừa còn có nhiều vitamin A; B hoàn toàn tự nhiên an toàn cho mẹ và thai nhi.

Lợi tiểu

Nước dừa có chứa nhiều khoáng chất như kali và magie nên sẽ giúp mẹ bầu lợi tiểu; loại bỏ những độc tố và làm sạch đường tiết niệu của bạn. Chính công dụng này lại rất có lợi cho thận và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận.

Hàm lượng đường thấp:

So với nước mía, lượng đường trong nước dừa thấp hơn hẳn. Trung bình mỗi ly chỉ chứa khoảng 6gr đường.

Giảm ợ nóng và táo bón

Nước dừa chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ giúp mẹ bầu tránh bị táo bón, ợ hơi. Đặc biệt, ở thời kỳ giai đoạn cuối của thai nhi các mẹ bầu rất hay bị táo bón. Chính vì vậy, bổ sung nước dừa sẽ phần nào làm giảm triệu chứng này.

Tốt cho tim mạch

Trong nước dừa có chứa kali, magiê, axit lauric… có công dụng điều chỉnh huyết áp, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Những loại vitamin và protein cần thiết cũng giúp cải thiện lưu thống máu và có lợi cho tim mạch.

Duy trì sức khỏe

Nước dừa không chưá chất béo,ít calo nên không gây tích tụ mỡ trong cơ thể, phù hợp cho mẹ bầu thừa cân và không muốn tăng cân. Nước dừa giúp duy trì sức khỏe và là đồ uống tuyệt vời thay thế nước ngọt, đồ có gas.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vì nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nên sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu. Axit lauric trong nước dừa cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống lại virus dễ gây nhiễm trùng cho mẹ bầu.

2.Một số lưu ý khi sử dụng nước dừa trong thời kỳ mang thai.

  • Mẹ bầu cũng nên lưu ý khi đi nắng về, mồ hôi vã nhiều và cơ thể mệt mỏi không nên uống nhiều nước dừa vì sẽ gây ra những tác dụng phụ.
  • Hàm lượng đường có trong nước dừa nhiều không đáng kể, mỗi ly nước dừa khoảng tầm 6g đường nhưng cũng vì thế mà không nên chủ quan. Mẹ bầu nên uống dừa mức độ vừa phải để không bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

3.Mẹ bầu nên uống nước dừa vào tháng thứ mấy?

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên uống nước dừa bởi vì trong giai đoạn này mẹ bầu thường hay ốm nghén và khó chịu với các loại mùi hay đồ ăn. Việc uống nước dừa giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm mẹ bầu đầy bụng, thậm chí có thể bị ốm nghén nặng hơn.
  • Nếu muốn uống nước dừa, mẹ nên chờ đến 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, với những mẹ có nguy cơ thiếu ối, uống nước dừa để tăng thêm lượng nước ối.

4. Khi nào nói’’ không’’ với nước dừa

Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng uống nước dừa không đúng cách;đúng lúc sẽ mang đến những tác động xấu.

  • Không nên uống nước dừa đã để qua đêm cũng như nước dừa có vị lạ.
  • Không uống quá nhiều.
  •  Mẹ bầu có tiền sử suy nhược;huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định thêm nước dừa vào thực đơn.
  • Không nên uống trước khi đi ngủ, vì nước dừa lợi tiểu sẽ làm tăng tần suất “ghé thăm” nhà vệ sinh, từ đó làm ảnh hưởng giấc ngủ của bà bầu.
  • Không dùng khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone