Ưu nhược điểm của từng tư thế ngủ đối với mẹ bầu
01:26 - 26/05/2020 Lượt xem: 1951
Để có một giấc ngủ tốt, tư thế ngủ là điều kiện vô cùng quan trọng trong giấc ngủ đó. Đối với mẹ bầu, lựa chọn tư thế phù hợp khi ngủ không chỉ giúp mẹ bầu thoải mái mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. 1. Tư thế nằm ngửa […]
Để có một giấc ngủ tốt, tư thế ngủ là điều kiện vô cùng quan trọng trong giấc ngủ đó. Đối với mẹ bầu, lựa chọn tư thế phù hợp khi ngủ không chỉ giúp mẹ bầu thoải mái mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
1. Tư thế nằm ngửa
Ở tư thế này, cơ thể nằm ngửa, mở rộng chân ra hai bên, cánh tay có thể đặt thoải mái tại nhiều vị trí: đặt ngang bằng với cơ thể; hoặc đặt lên trên bụng; hoặc phía sau đầu; hoặc vươn sang hai bên.
Ưu điểm
Cơ thể được thở tốt hơn, giảm áp lực và các cơn đau xương khớp. Lưng được giữ thẳng nên có tác dụng tốt đến sức khỏe cột sống và cổ, giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, bàn chân duỗi thẳng giúp làm giảm phù ngoại biên (sưng bàn chân và mắt cá chân); giảm tác động của suy tim sung huyết.
Nhược điểm
Trong giai đoạn từ quý thứ 2 của quá trình mang thai. Khi nằm ngửa, trọng lượng của thai nhi sẽ chèn lên cột sống, cơ bắp, ruột, các mạch máu lớn gây khó chịu cho mẹ bầu.
Làm giảm lưu thông máu trong cơ thể và lưu lượng máu đến thai nhi.
Nằm ngửa khi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp của mẹ, gây chóng mặt, khó thở khi ngủ.
Tư thế này có thể áp dụng cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa nếu bụng chưa phát triển quá to.
2. Tư thế nằm nghiêng
Trong tư thế nằm nghiêng, có 2 dạng tư chế chính là nằm nghiêng trái và nằm nghiêng phải.
Ưu điểm
Đây có thể nói là tư thể ngủ tốt cho bà bầu và đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng. Nó cho phép máu lưu thông dễ dàng. Đây cũng là tư thế lý tưởng cho cột sống vì hỗ trợ hoàn toàn cho đường cong tự nhiên.
Nằm nghiêng ở phía nào cũng ổn, nhưng có nhiều khuyến nghị bạn nên chọn bên trái bởi một số lợi ích sau:
Tư thế ngủ nghiêng sang trái sẽ làm tăng lưu lượng máu và đưa chất dinh dưỡng đến nuôi thai tốt hơn.
Tư thế này còn làm giảm nguy cơ thai chết lưu.
Ngủ nghiêng bên trái còn giúp thận lọc sạch các chất độc hại tốt hơn.
Nhược điểm
Nếu nằm lâu ở tư thế này, các cơ quan nội tạng ở ngực, đặc biệt là tim chịu áp lực lớn. Gây ảnh hưởng đến chức năng của tim.
Áp lực lên dây thần kinh ở cánh tay trái hoặc chân cũng gây ra các vấn đề về vai, lưng.
Nằm nghiêng bên phải giảm áp lực cho tim nhưng lại gây áp lực lên thể tích phổi; ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu.
Tư thế này có thể áp dụng được cho tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên, khi thai ngày càng to, mẹ bầu không nên nằm quá lâu ở tử thế này vì cũng có thể gây tình trạng khó chịu cho cơ thể.
3. Tư thế nằm sấp
Ưu điểm
Nằm ở tư thế này lúc đầu khá thoải mái, dễ chịu. Khi cơ thể mệt mỏi rất dễ ngủ ở tư thế này.
Nằm sấp trong những giai đoạn đầu của thai kỳ không gây nhiều biến chứng. Vì lúc này, tử cung của mẹ vẫn còn nằm cố định phía sau xương mu; mọi áp lực bên ngoài có thể gây hại cho thai nhi đều bị ngăn chặn.
Nhược điểm
Sang giai đoạn 3 tháng giữa, mẹ bầu vẫn có nguy cơ gặp phải một vài triệu chứng khi mang thai. Một trong số đó là ợ nóng. Các triệu chứng này xảy ra bởi tử cung dần lớn lên gây chèn ép các cơ quan tiêu hóa. Nằm sấp làm tăng thêm áp lực đến các cơ quan này và càng làm trầm trọng hơn tình trạng ợ nóng.
3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã lớn hơn rất nhiều so với trước đó và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Việc mẹ bầu nằm sấp sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch chính bơm máu từ tim đến chân. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu nói chung và làm giảm việc cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé.
Chỉ nên áp dụng tư thế này trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Và chỉ nên áp dụng với khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn chứ không nên ngủ qua đêm
4. Tư thế nửa nằm nửa ngồi
Ưu điểm
Bạn có thể áp dụng tư thế ngủ nửa nằm nửa ngồi nếu bạn có ghế sofa thoải mái.
Giúp giảm chứng ợ nóng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nhược điểm.
Nằm quá lâu ở tư thế này có thể gây áp lực lên vai và lưng, gây tình trạng tê mỏi cho người mẹ.
Tư thế này áp dụng cho mẹ bầu muốn nghỉ ngơi tại chỗ, những lúc giải lao ngắn thời gian sẽ phù hợp cho mẹ bầu.
5. Một số gợi ý giúp mẹ bầu có giấc ngủ tốt hơn.
Duy trì thói quen đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, tránh ngủ bù vào ban ngày
Giữ tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ, tránh làm việc căng thẳng, nặng nhọc
Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều cá, các loại đậu, rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bà bầu ngủ ngon hơn
Bạn cũng nên dành thời gian để tập thể dục nhẹ nhàng, điều này không chỉ giúp giảm bớt mệt mỏi mà còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Có thể dùng những loại gối chuyên dụng giúp hỗ trợ tư thế ngủ phù hợp cho mẹ bầu.
Trên đây là ưu nhược điểm về các tư thế ngủ đối với mẹ bầu trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể cân nhắc và lựa chọn tư thế nằm ngủ phù hợp với mình. Để cập nhật những kiến thức về sản phụ khoa, mẹ bầu có thể truy cập Website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để đặt lịch, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.