Vai trò của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong cơ thể
06:21 - 10/05/2020 Lượt xem: 11815
Máu gồm có các tế bào máu (blood cells) và huyết tương (plasma), huyết tương là phần chất lỏng của máu. Đây là chất dịch chuyên chở tế bào máu, những mảnh cực nhỏ trôi nổi lơ lửng trong huyết tương. Vậy vai trò của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu là gì? Hãy cùng […]
Máu gồm có các tế bào máu (blood cells) và huyết tương (plasma), huyết tương là phần chất lỏng của máu. Đây là chất dịch chuyên chở tế bào máu, những mảnh cực nhỏ trôi nổi lơ lửng trong huyết tương. Vậy vai trò của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu là gì? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Máu và vai trò của máu
Máu là một tổ chức di động trong cơ thể tồn tại dưới dạng mô lỏng, lưu thông khắp cơ thể thông qua động mạch và tĩnh mạch.
Máu là thành phần tổ chức của cơ thể, máu lưu thông trong các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch và thực hiện nhiều chức phận sinh lý quan trọng. Vai trò của huyết tương là đưa các chất dinh dưỡng đến các mô và đưa các chất cặn bã từ các mô về các cơ quan bài tiết ra bên ngoài. Bên cạnh đó, vai trò của các tế bào máu gồm bài tiết, bảo vệ, điều hoà và dinh dưỡng.
2. Vai trò của huyết tương
Đây là phần dung dịch, có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn còn có thành phần khác như: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men…
Huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý trong cơ thể. Nếu đơn vị máu có huyết tương “đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.
Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, oxy, hormon, protein… Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein. Hợp chất này được chia thành hai loại chính: albumin và globulin. Albumin cung cấp áp suất thẩm thấu giữa cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, ngăn máu tràn vào các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin có thể được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu. Các globulin lại có nhiệm vụ như những kháng thể chống nhiễm khuẩn.
3. Vai trò của hồng cầu
- Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ).
- Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải.
- Vòng đời trung bình của hồng cầulà 120 ngày, hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan. Tủy xương sẽ có nhiệm vụ sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.
- Nếu thiếu hồng cầu, con người cảm thấy mệt mỏi và yếu sức. Có người dễ bị mệt và tái xanh, vì cơ thể không có đủ lượng oxy cần thiết. Tình trạng thiếu hồng cầu gọi là thiếu máu.
4. Vai trò của bạch cầu
- Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “nhân tố” gây bệnh. Bạch huyết bào-T (T-lymphocytes) làm nhiệm vụ điều khiển hệ miễn nhiễm; có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.
- Bạch cầutrung tính (Neutrophils) chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là “ăn” các “nhân tố” lạ, có loại làm nhiệm vụ “ghi nhớ” để nếu lần sau “nhân tố” lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng.
- Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể… Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu; có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) kết hợp với bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm; cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.
Tình trạng thiếu bạch cầu làm cho con người thường hay bị viêm nhiễm và nếu bị viêm nhiễm thì bị nặng hơn, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với vòng đời từ một tuần đến vài tháng.
5. Vai trò của tiểu cầu
Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào sự cầm máu; tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó chúng sẽ tập trung tại vết thương và trừ khi lỗ hổng quá lớn, tiểu cầu sẽ bịt lỗ này lại
Quá trình có 3 giai đoạn:
- Kết dính: Tiểu cầu kết dính với các chất bên ngoài nội mạc.
- Phát động: Chúng thay đổi hình dạng, kích hoạt thụ quan và tiết ra các tín hiệu hóa học.
- Tập hợp, chúng kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.
Sự hình thành các “nút tiểu cầu” này (sự cầm máu sơ cấp) thường kết hợp với sự cầm máu thứ cấp bằng tơ huyết (fibrin) tổng hợp.
- Thiếu tiểu cầu có thể làm cho con người thường hay bị chảy máu mũi; khi bị cắt thì chảy máu lâu dứt, bị bầm bất bình thường hoặc đi cầu, đi tiểu ra máu, da bị chảy máu.
- Trong trường hợp trầm trọng, khi lượng tiểu cầu xuống quá thấp; các cơ quan nội tạng và não bộ có thể bị xuất huyết. Toán y khoa điều trị sẽ báo quý vị biết khi lượng tiểu cầu của quý vị sụt giảm.
- Ngoài ra tiểu cầu còn có vai trò làm cho thành mạch mềm mại; dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Vòng đời của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.
Hy vọng, qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được vai trò của máu đối với cơ thể. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem thiếu máu không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.