googleb578e89369db4e48.html

Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn tại nhà như thế nào?

08:13 - 14/01/2021 Lượt xem: 840

Sau khi sinh, việc vệ sinh vết khâu tầng sinh môn không đúng cách có thể để lại sẹo lồi. Khiến phụ nữ mất tự tin trong “chuyện ấy” hoặc có nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vậy vệ sinh tầng sinh môn sao cho đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Thời gian để tầng sinh môn lành lại

Cảm giác đau, khó chịu xảy ra trong vòng 1 – 2 tuần đầu sau khi khâu. Việc cần làm là phải chăm sóc và giữ vết khâu thật sạch sẽ để mau lành và tránh nhiễm trùng. Sau khoảng 2 – 3 tuần thì vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành, chỉ đã tự tiêu hết. Và khoảng 1 tháng sau khâu sẽ cảm thấy bình thường như lúc trước.

2. Các triệu chứng cảnh báo nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn

Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn tại nhà như thế nào?

Vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu bất thường như đau nhức, mưng mủ và có mùi hôi,…

  • Bị sốt, có cảm giác ớn lạnh
  • Chảy máu nhiều, ra máu cục
  • Không thể kiểm soát trung tiện;
  • Ra nhiều dịch có mùi hôi, khi thăm khám rất đau đớn;
  • Đau bụng dưới nhiều

Nếu có những biểu hiện như trên thì đừng chần chừ nữa mà hãy đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị ngay nhé!

3. Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn tại nhà như thế nào?

Tất cả các vết khâu tầng sinh môn đều có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu như không được chăm sóc và vệ sinh kĩ lưỡng.

  • Không bôi trực tiếp xà phòng hoặc dung dịch có hóa chất lên vết khâu.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, rửa nhẹ nhàng sau đó lau khô bằng khăn mềm hoặc khăn giấy sạch. Không chà xát mạnh.
  • Luôn giữ cho “vùng kín” khô ráo.
  • Nên mặc đồ lót bằng chất liệu cotton hoặc quần lót mặc 1 lần. Không mặc đồ lót hoặc quần áo quá chật và bó sát.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi. Không ngồi hay đứng 1 tư thế quá lâu. Đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
  • Kiêng cữ “chuyện yêu” cho đến khi vết khâu tầng sinh môn lành hẳn.
  • Thay băng vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/ lần, không để lâu vì vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để tránh bị táo bón. Vì táo bón khiến bạn khó đi tiêu và phải rặn mạnh. Điều này sẽ làm tổn thương vết khâu chưa lành.

Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hay phương pháp giảm đau nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai và khám phụ khoa uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ và kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục