googleb578e89369db4e48.html

Vì sao cần bổ sung iot cho bà mẹ mang thai?

16:02 - 24/02/2022 Lượt xem: 777 Tác giả: Thanh Nga

Khi mang thai, ngoài việc bổ sung các acid béo thiết yếu, Vitamin, khoáng chất… mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung iot cho cơ thể. Tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng I-ốt là thành phần không thể thiếu giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon tuyến giáp giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, giúp hình thành, phát triển hệ thần kinh của trẻ. 

1. Iốt là gì?

I-ốt là một khoáng chất vi lượng, tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại không thể thiếu với sự phát triển của cơ thể. Cơ thể cần I-ốt để sản xuất ra hormon tuyến giáp (T3, T4), giúp đảm bảo sự chuyển hóa chất bình thường trong cơ thể,  giúp hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Sự hư hại hệ thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ do thiếu hoặc thừa i-ốt nặng và kéo dài là hậu quả không thể đảo ngược được.

2. Vì sao cần bổ sung iot khi mang thai

Thời kỳ phôi thai phát triển, tuyến giáp có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào não, tế bào thần kinh của thai nhi. Các nghiên cứu tới thời điểm hiện tại đã chứng minh vai trò không thể thay thế của hormon tuyến giáp và I-ốt đối với em bé từ lúc bắt đầu hình thành bào thai trong bụng mẹ cho tới những tháng đầu đời khi mới sinh ra.

Thiếu iot làm tuyến giáp tăng nhanh về kích thước, gây phì đại tuyến giáp hoặc bướu cổ. Đồng thời, thiếu iot còn ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone, gây khó khăn cho thai phụ trong việc nhai nuốt, dẫn đến suy giáp gây tăng cân, mệt mỏi, chịu lạnh kém, trầm cảm. Bên cạnh đó, thiếu iot còn có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não của trẻ trong thai kỳ và sau khi sinh. Một số trẻ gặp nhiều khó khăn khi học hỏi do thiếu iot.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu iot là ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Phụ nữ mang thai bị thiếu iot có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, cân nặng sơ sinh thấp. Ngoài ra, trẻ bị thiếu iot ngay từ trong thai kỳ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, nói ngọng, lé, điếc, câm. Thiếu iot cũng làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.

3. Bổ sung Iot cho bà mẹ mang thai như thế nào?

bổ sung iot khi mang thai

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mức bổ sung iot hằng ngày được đề xuất cho phụ nữ mang thai là 220 mcg. Nếu không hấp thu đủ lượng iot cần thiết mỗi ngày, phụ nữ mang thai có thể bù đắp bằng cách ăn những thực phẩm giàu iot hoặc dùng những loại thuốc bổ sung iot theo chỉ định của bác sĩ.

Thực phẩm giàu I-ốt bao gồm tảo bẹ, các loại thịt, trứng sữa. Trong đó hàm lượng i-ốt trong tảo bẹ là cao nhất (khoảng 2,000 μg (microgram)/100g tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các loài vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/100g). Trứng, sữa chứa hàm lượng I-ốt cũng khá cao (4-90μg/100), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng i-ốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thực vật là loại có hàm lượng i-ốt thấp nhất.

Ngoài ra, hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg, càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng thấp. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp khoảng 10g muối vào cơ thể, thì chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu i-ốt. Các loại muối bổ sung I-ốt trên thị trường khoảng chứa khoảng 45 mcg I-ốt/gram muối. Mỗi muỗng nhỏ muối tương đương khoảng 5,69g tức >220 mcg I-ốt. Mẹ bầu có thể tính toán hàm lượng I-ốt bổ sung hàng ngày với thống kê sau với 100g (1 lạng) thực phẩm:

  • Tảo bẹ: 1,000 μg
  • Tảo tía (khô): 1,800 μg
  • Rau chân vịt: 164 μg
  • Rau cần: 160 μg
  • Cá biển: 80 μg
  • Muối biển: 2 μg
  • Sơn dược: 14 μg
  • Cải thảo: 9.8 μg
  • Trứng gà: 9.7 μg

4. Lưu ý khi bổ sung iot cho thai phụ

  • Bổ sung đúng lượng iot phù hợp, không thừa hoặc thiếu. Nếu mẹ bầu hấp thụ iot quá giới hạn, em bé khi chào đời sẽ mắc chứng suy giáp bẩm sinh. Khi không được điều trị, suy giáp sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu thần kinh nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, hấp thụ quá nhiều iot cũng gây ra các tác động xấu như: bướu cổ do tuyến giáp mở rộng bất thường, viêm tuyến giáp và ung thư tuyến giáp, cảm giác nóng rát ở cổ họng, miệng và dạ dày, sốt, tiêu chảy và đau dạ dày, buồn nôn và nôn ói, mạch yếu và hôn mê (trường hợp hiếm gặp)
  • Thận trọng với sự hiện diện của nitrat trong các loại thực phẩm vì chúng ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ iod. Thai phụ nên tránh thực phẩm chế biến sẵn và thịt nguội, xúc xích vì chúng chứa nhiều nitrat
  • Nếu thai phụ đã được bổ sung iot từ trước do có vấn đề ở tuyến giáp, hãy thông báo với bác sĩ
  • Có thể dùng kali iot (KI) để quản lý tình trạng thiếu iot và rối loạn tuyến giáp
  • Không nên sử dụng cồn iot khi mang thai. Cồn iot là một chất khử trùng dùng để điều trị vết thương nhỏ. Cồn iot là hỗn hợp của 2% iot và 2% natri iodua trong 50% cồn. Nuốt nhầm hợp chất cồn iot có thể dẫn đến tử vong.

Nếu đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai, phụ nữ nên đến bệnh viện để kiểm tra nồng độ iot trong cơ thể và có giải pháp cải thiện tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất. Thay đổi chế độ ăn uống, chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết là biện pháp giúp bà bầu khỏe mạnh và thai nhi trong bụng phát triển toàn diện.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?