Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai?
08:21 - 03/05/2020 Lượt xem: 402
Xét nghiệm máu khi mang thai giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi trong thai kỳ. 1. Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai? Xét nghiệm máu khi mang thai có thể đánh giá được một cách […]
Xét nghiệm máu khi mang thai giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
1. Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai?
Xét nghiệm máu khi mang thai có thể đánh giá được một cách toàn diện tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như quá trình hình thành, phát triển của con.
Dựa trên các chỉ số của kết quả xét nghiệm máu có thể dự đoán được những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ có những phương án can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
2. Khi nào bà bầu cần xét nghiệm máu?
Không có quy định bắt buộc nào về thời gian yêu cầu bà bầu phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên thực tế cho thấy đây là một xét nghiệm rất cần thiết với thai phụ; đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường khi đi khám thai định kỳ; bác sĩ sẽ tư vấn về các xét nghiệm máu bạn cần làm tùy vào từng giai đoạn phát triển của thai .
3. Những chỉ số xét nghiệm máu cần thiết ở phụ nữ mang thai
Các chỉ số xét nghiệm máu cho bà bầu cần thực hiện bao gồm:
Xác định nhóm máu:
Xét nghiệm này nhằm xác định nhóm máu của người mẹ là máu gì, để kịp thời truyền máu trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi sinh nở vì rất dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu, mất máu, băng huyết sau sinh…
Xét nghiệm yếu tố Rh:
Xét nghiệm nhằm kiểm tra người mẹ âm tính hay dương tính với yếu tố Rh-. Nếu người mẹ cho kết quả âm tính với Rh-, bố đứa bé dương tính với Rh- thì khả năng thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Hậu quả là cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sinh ra những kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu ở bào thai gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng.
Xét nghiệm huyết đồ:
Để xem có thiếu máu hay không? Tình trạng hồng cầu bất thường gây ra những bệnh lý huyết học như: bệnh tế bào hình liềm, Thalassemia... ở cả mẹ bầu và bào thai.
Đây là xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Sàng lọc bất thường NST 21,13,18. Xét nghiệm máu khi mang thai này được tiến hành theo 2 đợt:
Đợt 1: Xét nghiệm Double test ở tuần 12 đến tuần 14 của thai kỳ.
Đợt 2: Xét nghiệm Triple test ở tuần thứ 16 đến tuần 20 (Thời gian tốt nhất là vào tuần thứ 16 đến tuần thứ 18 của thai kỳ).
Nghiệm pháp dung nạp glucose
Thường được thực hiện ở tuần 24-28 để xem thai phụ có bị tiểu đường thai kỳ hay không? Từ đó điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp tránh những biến chứng có thể gây nguy hiểm cho thai.
Xét nghiệm virus viêm gan B:
Nhằm xác định thai phụ có bị nhiễm phải virus viêm gan B hay không để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho đứa trẻ trong bụng mẹ bằng cách tiêm phòng vắc – xin phòng viêm gan B ngay khi bé được sinh ra.
Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai:
Đây là loại xoắn khuẩn có thể nhiễm vào bào thai trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hậu quả nghiêm trọng có thể làm dừng lại sự phát triển của bào thai, sinh non và chấm dứt thai kỳ. Ngoài ra, còn một số loại virus khác cũng cần được xét nghiệm để tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đó là xét nghiệm virus Rubella, Cytomegalo…
Xét nghiệm virus HIV:
Đây là một trong những xét nghiệm máu cần làm nhất đối với phụ nữ; ngay từ lúc trước khi quyết định mang bầu. Nếu mang thai nhiễm HIV thì nên gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn tìm hướng xử lý thích hợp.
Hy vọng, qua bài viết trên đã giúp mẹ hiểu được vai trò của xét nghiệm máu khi mang thai. Từ đó, giúp mẹ có những kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ. Để đặt lịch khám thai, xét nghiệm máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.