Vì sao cần xét nghiệm viêm gan B khi mang thai
14:15 - 05/03/2023 Lượt xem: 425 Tác giả: Thu Hoàng
Viêm gan B (VGB) là một bệnh gây ra do nhiễm vi-rút viêm gan B (HBV). Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của vi-rút này, là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới 15-20%. Viêm gan B con đường lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ là một trong các đường quan trọng cần quan tâm nhiều nhất nhằm giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng. Để được như vậy, việc tầm soát bằng xét nghiệm viêm gan B trong thai kỳ là vô cùng cần thiết.
1. Vì sao cần làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B trong thai kỳ?
Viêm gan B là bệnh có thể truyền từ mẹ sang con. Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV cấp tính và từ 10-20% phụ nữ có nhiễm HBV mạn tính sẽ truyền vi-rút sang con. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV cấp tính có thể có triệu chứng nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. 90% trẻ sơ sinh nhiễm vi-rút cấp tính sẽ chuyển thành người mang vi-rút mạn tính nếu không có các can thiệp phù hợp. Khi trưởng thành, họ có 25% nguy cơ tử vong vì xơ gan hoặc ung thư tế bào gan.
Tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm vi-rút từ mẹ sang con khi mang thai có thể được kiểm soát. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai nên được tầm soát viêm gan B (bằng xét nghiệm HbsAg), tốt nhất nên thực hiện trong giai đoạn sớm của thai kỳ để có thể can thiệp kịp thời nhất. Nếu xét nghiệm ban đầu cho thấy thai phụ không nhiễm HBV, nên lặp lại xét nghiệm ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Điều này giúp không bỏ sót chẩn đoán nếu mẹ bầu mới bị nhiễm vi-rút trong thời gian mang thai.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có nhiễm viêm gan siêu vi B (HbsAg dương tính) nên được xét nghiệm thêm HbeAg, định lượng nồng độ vi-rút, xét nghiệm đánh giá chức năng gan và siêu âm gan trong thai kỳ. Khi mẹ có tải lượng vi-rút cao hơn 200.000 UI/mL, nên điều trị thuốc kháng vi-rút cho mẹ, bắt đầu ở 28-32 tuần tuổi thai và tiếp tục cho đến khi sinh. Điều này giúp giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
Việc nhiễm HBV không ảnh hưởng đến chỉ định sinh thường hay mổ lấy thai do không làm thay đổi tỉ lệ lây nhiễm.
2. Cách tầm soát viêm gan B ở phụ nữ mang thai?
Chính vì những lý do nêu trên, việc tầm soát viêm gan B ở phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết, nhằm tránh lây truyền cho con trẻ khi đã phát hiện trước là có mang virus. Ngoài ra, nên chủ động phòng ngừa cho các sản phụ chưa mắc bệnh bằng cách tiêm vắc-xin trước khi mang bầu vì mang thai là các đối tượng nguy cơ cao, khó tránh khỏi hoàn toàn khả năng nhiễm siêu vi B trong các can thiệp thủ thuật khi chuyển dạ và cũng có thể lây truyền cho con trong thời kỳ nuôi con bú bằng sữa mẹ.
Sàng lọc nhiễm trùng viêm gan B thường được thực hiện bằng xét nghiệm máu. Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm tốt để phát hiện nhiễm trùng hiện tại là xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Đây là chỉ điểm phát hiện sự hiện diện của virus trong cơ thể của mọi đối tượng nói chung, không chỉ riêng phụ nữ mang thai.
Do phụ nữ mang thai được xem là một trong những đối tượng có nguy cơ cao của khả năng lây truyền viêm gan B, do các thủ thuật cần thực hiện trong thai kỳ hoặc quá trình chuyển dạ, xét nghiệm HBsAg trong huyết thanh là một trong các xét nghiệm bắt buộc ở những phụ nữ đi khám thai lần đầu ngay khi trễ kinh và biết mình có thai. Nếu xét nghiệm này là âm tính, tức người phụ nữ hiện tại không có sự hiện diện của virus trong máu tại thời điểm này. Họ thực sự chưa từng mắc bệnh hoặc cũng có thể đã từng mắc bệnh nhưng đã may mắn đào thải toàn bộ virus ra ngoài). Điều này hoàn toàn không đảm bảo cho tương tai sắp tới vẫn có thể nhiễm bệnh là lây truyền cho con. Chính vì thế, các mẹ bầu này cần được sắp xếp tiêm phòng vắc-xin càng sớm càng tốt theo lịch trình và đủ số mũi tiêm.
Ngược lại, nếu xét nghiệm HbsAg dương tính, điều này có nghĩa những người này hiện đang có mang virus viêm gan B trong máu và có khả năng cao lây truyền cho con. Họ cần có kế hoạch khảo sát tiếp theo để xem xét việc điều trị thuốc kháng siêu vi và khởi động kế hoạch chủ động dự phòng cho bé sơ sinh ngay từ lúc chào đời.
Đối với các phụ nữ đã biết mang mầm bệnh hoặc đang theo dõi, điều trị viêm gan B, khi mang thai, việc xét nghiệm HbsAg có thể là không cần thiết. Phác đồ điều trị và đánh giá tiếp theo cần tư vấn và tuân thủ theo ý kiến chuyên gia trong toàn bộ thai kỳ nhằm mục tiêu giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng lây truyền cho con về sau.
Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch siêu âm, quản lí thai tại phòng khám sản phụ khoa quý khách có thể đặt lịch TẠI ĐÂY.