Vì sao lại có hiện tượng mang thai giả?

09:37 - 03/08/2020 Lượt xem: 552

1. Mang thai giả là gì? Mang thai giả (giả mang thai) là sự xuất hiện của các dấu hiệu lâm sàng hoặc cận lâm sàng và các triệu chứng liên quan đến mang thai khi người đó không thực sự mang thai. Mang thai sai đôi khi có thể hoàn toàn là do tâm […]

1. Mang thai giả là gì?

Mang thai giả (giả mang thai) là sự xuất hiện của các dấu hiệu lâm sàng hoặc cận lâm sàng và các triệu chứng liên quan đến mang thai khi người đó không thực sự mang thai. Mang thai sai đôi khi có thể hoàn toàn là do tâm lý. Người ta thường tin rằng mang thai giả là do những thay đổi trong hệ thống nội tiết của cơ thể, dẫn đến việc tiết ra các hormone gây ra những thay đổi về thể chất tương tự như khi mang thai. Một số đàn ông trải qua các bệnh tương tự như phụ nữ cũng sẽ trải qua khi mang thai khi bạn tình của họ mang thai (xem hội chứng Couvade), có thể do pheromone làm tăng nồng độ estrogen, prolactin và cortisol.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây mang thai giả

Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 30, 40 tuổi, bị hiếm muộn, từng bị sảy thai; bị mất con vì nguyên nhân nào đó, là đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bởi mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưỡi đồi ở não; hệ thống nội tiết và cả yếu tố tâm lý.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng hiện tượng này xảy ra do mâu thuẫn về cảm xúc. Khao khát mong muốn có con hoặc vì quá lo sợ chuyện mang thai có thể tạo ra những lẫn lộn trong cảm xúc; làm thay đổi hệ thống nội tiết bên trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao dù không có thai thật sự nhưng bạn vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai.

Ngoài ra, giả thuyết về cơ chế sinh học lại cho rằng hậu quả của sự lo lắng; căng thẳng quá mức làm cơ thể tiết ra nội tiết tố như khi mang thai, gây táo bón, trướng bụng, tăng cân nặng và tăng nhu động ruột, tạo cảm giác như thai máy.

Bụng to có thể là do béo lên vì khi người phụ nữ bảo có thai áp lực từ gia đình, ăn uống quá nhiều, không phải làm việc nên tăng cân là điều dĩ nhiên.

3. Triệu chứng của mang thai giả

Các triệu chứng của mang thai giả tương tự như các triệu chứng của thai kỳ thực sự. Do đó thường rất khó phân biệt với một người mang thai thực sự. Những dấu hiệu tự nhiên như trễ kinh, ốm nghén, ngực to và tăng cân đều có thể xuất hiện. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể bị đánh lừa bởi các triệu chứng liên quan đến giả mang thai. Nghiên cứu cho thấy 18% phụ nữ mang thai giả đã có lúc được các chuyên gia y tế chẩn đoán là có thai thật sự.

Dấu hiệu mang thai giả

      • Tắt kinh
      • 50 – 90% bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
      • 60 – 90% bụng to lên
      • Ngực căng to, đau nhức, có tiết sữa
      • Ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi thường là vào buổi sáng
      • Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn chua, thèm ăn ngọt
      • Dấu hiệu thai máy, thực chất là do nhu động ruột non. 50 – 75% phụ nữ cảm thấy điều này.
      • 1% trường hợp có dấu hiệu chuyển dạ giả: Đau bụng từng cơn như chuyển dạ thật. Chuyển dạ giả xảy ra vào thời điểm người mang thai giả nghĩ là thai đủ tháng.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang