googleb578e89369db4e48.html

Vì sao mẹ bầu thường bị đau lưng khi mang thai ?

09:02 - 19/06/2020 Lượt xem: 355

Theo thống kê có tới 50-80% mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ. Đau lưng tuy không gây nguy hiểm nhưng nó làm cho mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Vậy vì sao mẹ bầu thường bị đau lưng? Làm sao để khắc phục tình trạng này ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

1. Vì sao phụ nữ mang thai thường bị đau lưng ?

      • Cột sống cong và chịu áp lực do thay đổi tư thế:

Trong thời kỳ mang thai, tử cung ngày càng lớn dần làm cho cột sống thắt lưng của người mẹ buộc phải cong về phía trước nhiều hơn; đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau, trọng tâm cơ thể thay đổi.

Để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu thường phải ngả người về phía sau; dùng tay nâng đỡ phần lưng khiến lưng chịu áp lực lớn. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, dẫn đến tổn thương và đau lưng.

      • Các cơ bụng yếu đi:

Bình thường, cơ bụng của chúng ta có vai trò nhiệm vụ hỗ trợ nâng đỡ cột sống. Với bà bầu, sự phát triển của bào thai làm cho các cơ bụng trở nên căng ra và yếu đi; khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau đớn cho các mẹ bầu; nhất là khi vận động, di chuyển.

      • Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ:

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này vô tình gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

2. Biểu hiện đau lưng khi mang thai

Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Các loại đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:

      • Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)
      • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
      • Đau lưng về đêm.

Đau lưng khi mang thai còn có khả năng bắt nguồn từ nguyên do liên quan đến đĩa đệm hoặc yếu tố khác. Vì vậy, trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm kiểm tra thể chất để đánh giá tình trạng đau lưng.

3. Cách khắc phục tình trạng đau lưng

      • Tập thể dục

Luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp được dẻo dai; hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

      • Cải thiện tư thế

Tập đi đứng đúng tư thế và chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống; kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

Khi ngồi, ghế nên có miếng đệm lót để tựa lưng, đặt chân lên một chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai của bạn xuôi xuống

Nằm ngủ, đệm không nên quá cứng hoặc quá mềm. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu – oxy và dưỡng chất lưu thông tới thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ một cách hiệu quả nhất và còn giúp giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Nên sử dụng gối bà bầu để nằm nghiêng ở tư thế thoải mái

      • Massage

Massage, trị liệu vùng lưng và toàn thân hay các bài tập thư giãn cho bà bầu; nhằm làm cho vùng thắt lưng hông duỗi thẳng, đúng tư thể mà không cần căng cơ quá mức

      • Tránh vận động mạnh và thay đổi tư thế đột ngột

Nếu muốn nhặt món đồ dưới đất, bà bầu không nên cúi xuống đột ngột khiến cột sống bị bẻ cong. Tư thế tốt cho cột sống là ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.

      • Đi giày phù hợp cho mẹ bầu

Mang loại giày có phần đế phù hợp cho phụ nữ mang thai: Loại giày đế bằng thường không thể hỗ trợ tốt nhất cho tư thế đi đứng của mẹ bầu; trừ khi nó được chêm thêm một miếng lót với bề dày thích hợp. Giày cao gót có thể làm bạn bị mất cân bằng và dễ ngã về phía trước, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Để đặt lịch khám quý khách truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý