googleb578e89369db4e48.html

Vì sao mẹ bầu thường đau xương chậu khi mang thai

15:02 - 19/11/2021 Lượt xem: 654 Tác giả: Thu Hoàng

Đau xương chậu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Đây là tình trạng gây nên sự khó chịu cũng như không ít các phiền phức ảnh hưởng đến hoạt động mỗi ngày của các chị em trong thời gian này. Vậy thì triệu chứng, nguyên nhân gây ra việc đau xương chậu khi có bầu là như thế nào? và có cách nào để cải thiện tình trạng này không? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!

1. Các triệu chứng của đau xương chậu

Đau ở vùng hông và háng là các triệu chứng phổ biến nhất. Mỗi thai phụ sẽ có các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Đau bên trong đùi hoặc giữa hai chân
  • Đau cùng với cảm giác như bị đè nặng ở khu vực mu của bộ phận sinh dục
  • Đau lưng, đau ở hậu môn xương chậu hoặc đau hông
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm và làm bạn không thể ngủ ngon. Thức dậy để đi vệ sinh vào giữa đêm có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều đau đớn
  • Đau khi cố gắng duỗi tay chân, đi bộ hoặc di chuyển lên xuống cầu thang hoặc thậm chí trong những lúc cử động khi nằm trên giường.
  • Đau xương chậu khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ hoặc sau khi sinh. Bạn có thể bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tùy theo cơ địa của mỗi người.

đau xương chậu

2. Vì sao mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai?

Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi... mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra.

Khi mang thai, cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể cho quá trình chuyển dạ sau này. Tuy nhiên, nó làm cho các khớp ở khung chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều. Thêm vào đó, thai nhi lớn dần lên trong tử cung, cùng với sự thay đổi tư thế đi đứng, càng tăng thêm áp lực lên khung chậu, gây ra đau xương chậu khi mang thai.

Hơn nữa, mẹ bầu cũng có khả năng đau xương chậu nếu:

  • Vùng xương chậu bị đau hoặc đau khớp vùng chậu trước khi mang thai
  • Từng bị chấn thương vùng xương chậu trước đây
  • Từng bị đau xương chậu ở lần mang thai trước
  • Có BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao, bị thừa cân trước khi mang thai.

3. Cách làm giảm đau xương chậu

đau xương chậu

  • Tránh cử động mạnh hoặc đột ngột
  • Nếu có thể, hãy nhờ người thân làm giúp công việc nhà
  • Nếu bạn đang nằm, hãy kéo giãn đầu gối càng xa càng tốt để làm cho chân ít bị đau
  • Nếu bạn đang ngồi, hãy thử gập lưng và ưỡn ngực ra trước khi duỗi tay hoặc di chuyển chân
  • Tránh các hoạt động khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc đặt xương chậu ở vị trí không đều, chẳng hạn như ngồi chéo chân hoặc bế con một bên hông
  • Cố ngủ theo tư thế nằm nghiêng và cong chân kèm theo một chiếc gối đặt giữa 2 chân. Hướng ngủ này cũng rất tốt cho thai nhi, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ ba, sẽ giúp bạn giảm nguy cơ thai lưu so với việc ngủ theo tư thế nằm ngửa
  • Nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi xuống nghỉ khi thực hiện các hoạt động đứng lâu (ủi đồ)
  • Phương pháp ngồi trên quả banh hoặc quỳ gối sẽ giúp giảm trọng lượng của bé lên vùng chậu
  • Tránh mang vác nặng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết