googleb578e89369db4e48.html

Vì sao phụ nữ khi mang thai dễ bị táo bón ?

03:20 - 25/05/2020 Lượt xem: 1014

Khi mang thai nội tiết của người mẹ thay đổi, chế độ ăn cũng thay đổi cộng thêm việc thai lớn dần gây chèn ép làm giảm nhu động ruột gây nên táo bón. Triệu chứng của táo bón là gì ? và ảnh hưởng như thế nào đến quá trình mang thai chúng ta […]

Khi mang thai nội tiết của người mẹ thay đổi, chế độ ăn cũng thay đổi cộng thêm việc thai lớn dần gây chèn ép làm giảm nhu động ruột gây nên táo bón. Triệu chứng của táo bón là gì ? và ảnh hưởng như thế nào đến quá trình mang thai chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !

1. Thế nào gọi là táo bón ?

Bình thường mỗi ngày đi ngoài 1 lần ( đôi khi có thể 2 lần). Táo bón là sự chậm vận chuyển thể hiện bởi 2 ngày trở lên mới đi ngoài một lần; thành phần nước trong phân ít dưới 75% thể hiện phân khô hoặc cứng lổn nhổn như sỏi, lượng phân cũng ít, thường dưới 35g.

2. Triệu chứng

Bệnh nhân đi đại tiện rất khó khăn, phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều đến cơ bụng, cơ hoành. Phân rắn, lổn nhổn thành cục như phân dê. Có khi còn phải móc ra hoặc thụt tháo mới đi ngoài được. Ngoài các triệu chứng trên có thể kèm thêm một triệu chứng khác:

      • Có thể kèm máu tươi hoặc lẫn chất nhầy do phải rặn nhiều hoặc sây sát ống hậu môn.
      • Có thể có những rối loạn toàn thân như nhức đầu, mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém ngon.
      • Thường kèm theo đau bụng, chướng hơi.
      • Khám bụng: Có thể sờ thấy cục phân lổn nhổn cứng nằm dọc khung đại tràng; thường tập trung ở hố chậu trái, có trường hợp nhầm với khối u ruột, khối hạch mạc treo; có trường hợp mổ nhầm khi bệnh nhân có triệu chứng bán tắc hoặc tắc ruột. Muốn phân biệt, ta cho thụt tháo phân rồi khám lại. Trực tràng sẽ sờ thấy những cục phân cứng lổn nhổn.

3. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị táo bón?

      • Do sự thay đổi nội tiết tố:

Khi mới mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều các hormone thai kỳ nhất là progesterone. Việc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và quá trình đẩy chất thải ra ngoài. Do đó mà thai phụ rất dễ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.

      • Ít vận động:

Khi mới mang thai, phụ nữ cũng cần đặc biệt cẩn thận, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế vận động nên có thể khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

      • Chế độ dinh dưỡng không khoa học:

Việc bị “ốm nghén” quấy rầy khiến thai phụ không ăn uống được gì hoặc chỉ ăn được một số loại thức ăn nhất định. Lượng chất xơ được hấp thụ vào cơ thể quá ít dẫn khiến nhu động ruột kém hoạt động và khó đẩy chất thải ra ngoài.

      • Bổ sung vi chất không đúng cách:

Trong 3 tháng đầu mẹ bầu thường bổ sung sắt và canxi theo dạng viên uống. Để có thể hấp thụ được 2 loại thuốc bổ này cơ thể phải cần đến một lượng nước lớn. Nếu không được hấp thụ hết, lượng sắt và canxi này sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện dẫn đến chứng táo bón.

4. Táo bón gây ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu ?

Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị em bầu mà bệnh táo bón còn khiến phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn, từ đó khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi.

Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, mẹ bầu không được coi thường bệnh táo bón mà cần đề phòng và can thiệp từ sớm để hạn chế rủi ro cho mẹ và bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Mẹ bầu có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV