Viêm dây chằng và phần phụ – nhiễm khuẩn hậu sản
07:36 - 03/04/2020 Lượt xem: 5461
Viêm dây chằng và phần phụ là hình thái nhiễm khuẩn nặng hơn viêm tử cung toàn bộ và có thể gây biến chứng thành viêm phúc mạc tiểu khung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 1. Viêm phần phụ và dây chằng Phần phụ ở phụ nữ bao gồm: Vòi […]
Viêm dây chằng và phần phụ là hình thái nhiễm khuẩn nặng hơn viêm tử cung toàn bộ và có thể gây biến chứng thành viêm phúc mạc tiểu khung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Viêm phần phụ và dây chằng
Phần phụ ở phụ nữ bao gồm: Vòi trứng (vòi tử cung), buồng trứng, hệ thống dây chằng rộng.
Viêm phần phụ và dây chằng được hiểu đơn giản là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ và dây chằng.
Sau khi sinh, người phụ nữ bị nhiễm khuẩn ở tử cung có thể biến chứng lan sang các dây chằng (đặc biệt là dây chằng rộng) và các phần phụ như vòi trứng, buồng trứng.
Viêm phần phụ hiếm gặp sau đẻ, tuy nhiên nếu đã bị thì thường là viêm quanh tử cung và quanh hai phần phụ, nhiều hơn là viêm trong vòi trứng.
2. Triệu chứng
Ngày thứ 8 – 10 sau đẻ đột ngột bị đau bụng, có khi đau dữ dội, sốt cao, mạch nhanh, nhỏ, sản phụ hốt hoảng, người gầy đi.
Nhiệt độ tăng dần đến 39 – 40 và dao động
Đau hai bên hố chậu với độ tăng dần.
Khí hư bẩn, có mủ, hôi, có khi có máu, có khí hư ào ra nhiều từng đợt…
Khi khám nắn thấy khối u rắn, bờ không rõ rệt, khó di động. Nếu là viêm dây chằng rộng ở phần trên hoặc viêm phần phụ thì khối u ở cao. Nếu là viêm phần đáy của dây chằng rộng, nắn và phối hợp thăm âm đạo sẽ thấy khối viêm ở thấp, ngay ở túi cùng.
Có khi khó phân biệt với đám quánh ruột thừa nếu khối viêm ở bên phải. Tử cung vẫn hơi to, co hồi chậm, sản dịch hôi.
Tiến triển của viêm dây chằng và viêm phần phụ có thể khỏi dần nếu điều trị kịp thời, có thể biến chứng thành viêm phúc mạc khu trú, hoặc biến thành mủ, khối u mềm, nhiệt độ dao động. nếu khối viêm ở cao, mủ vỡ vào ổ bụng gây ra viêm phúc mạc toàn bộ. Nếu khối mủ ở thấp có thể vỡ vỡ vào bàng quang, vào trực tràng, vào âm đạo.
3. Điều trị.
Sử dụng kháng sinh liều cao, chườm đá, sau 1 – 2 tuần khối viêm giảm dần, khí hư ra nhiều; bệnh nhân thấy đỡ đau và hết sốt rồi hết đau.
Có thể cấy sản dịch làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh. Nếu đã biến thành viêm phúc mạc khu trú cũng điều trị nội khoa là chính.
Nếu khối viêm đã biến thành mủ phải kết hợp ngoại khoa, mở thông túi mủ ra ngoài qua túi cùng âm đạo.
Trên đây là những triệu chứng và hướng điều trị của viêm dây chằng và phần phụ trong hình thái nhiễm khuẩn hậu sản. Để có thể phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang