Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
11:20 - 03/12/2024 Lượt xem: 11 Tác giả: Thanh Nga
Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai, nhưng hay gặp vào tháng thứ 4 của thai kỳ với các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, sốt và đau bụng. Bệnh sẽ tiến triển nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, nhiễm trùng thai nhi... Hãy cùng tìm hiều về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai là bệnh gì?
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu thai phụ như thận, niệu quản, bàng quang… bị nhiễm khuẩn. Tuy bệnh rất thường gặp, nhưng không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện một cách rõ ràng, nên dễ khiến cho thai phụ không nhận biết được, dẫn đến bỏ qua hoặc điều trị không hiệu quả, làm bệnh tái phát nhiều lần.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu không được can thiệp kịp thời và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
2. Vì sao phụ nữ mang thai hay bị viêm đường tiết niệu?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ mang thai hay bị viêm đường tiết niệu hơn so với người bình thường, trong đó:
- Sức đề kháng của phụ nữ mang thai thường suy yếu hơn so với bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển và gây ra bệnh
- Khi mang thai, do sức ép của tử cung lên bàng quang khiến lượng nước tiểu của thai phụ trong bàng quang khó xuất hết, lượng nước tiểu còn sót lại đó chính là nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, là môi trường để vi khuẩn phát triển.
- Trong thời kỳ mang thai, các hormone thai kỳ sẽ làm giãn trương lực cơ niệu quản khiến dòng chảy của nước tiểu chậm hơn so với bình thường và thời gian đi qua đường tiết niệu mất nhiêu thời gian hơn khiến vi khuẩn có thời gian để sinh sôi và gây ra bệnh.
Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai có thể còn xuất phát từ việc quan hệ tình dục thiếu an toàn. Tình trạng này không chỉ dễ làm vi khuẩn xâm nhập mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến "tổ" của thai nhi.
3. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai
Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu ban đầu cũng không quá rõ ràng nên dễ khiến bà bầu nhầm tưởng đó là những thay đổi bình thường khi mang thai. Do đó, khi gặp những dấu hiệu dưới đây, mẹ không được chủ quan mà nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác.
Một số dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở bà bầu thường là:
- Đau rát hoặc cảm thấy khó chịu khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
- Lượng nước tiểu thay đổi (nhiều hơn hoặc ít hơn)
- Cảm giác khẩn cấp khi đi tiểu, nhưng tiểu lại ít
- Tiểu tiện không tự chủ
- Nước tiểu có lẫn máu, đục, mùi hôi bất thường
- Đau tức ở vùng bụng dưới
- Đau khi quan hệ tình dục
- Ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
- Đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn khi vi khuẩn lan đến thận
4. Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào?
Phụ nữ mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà bằng các kháng sinh ít có hại cho mẹ và bé, sau đợt điều trị thai phụ phải đi xét nghiệm lại nước tiểu để đánh giá tình trạng bệnh tránh để bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm cho thai phụ.
Đối với các trường hợp viêm đường tiết niệu khi mang thai thể nặng như viêm thận, bể thận cấp... thai phụ cần tích cực đến bệnh viện để phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thai phụ sẽ được theo dõi sát sao và tiến hành các xét nghiệm cần thiết cho quá trình điều trị cũng như được chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai...
Bên cạnh việc điều trị thì việc phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai là yếu tố cần mà mỗi thai phụ nên tuân thủ để tránh mắc phải căn bệnh này. Thai phụ có thể giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu bằng các cách như sau:
- Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước một ngày để làm loãng nước tiểu, góp phần loại bỏ các vi khuẩn có trong nước tiểu
- Không nên nhịn tiểu, nên đi khi cảm thấy buồn và đảm bảo tiểu sạch hoàn toàn
- Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh sau khi đi tiểu như dùng giấy nhẹ nhàng thấm khô, dùng nước rửa...
- Vệ sinh âm đạo đúng cách, tránh việc đưa vi khuẩn từ hậu môn quay ngược trở lại âm đạo
- Dùng quần lót làm từ chất liệu cotton, không mặc quần quá bó sát, không ngâm bồn tắm quá lâu và thường xuyên...
- Thai phụ nếu bị các bệnh viêm nhiễm âm đạo nên điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm sang các vùng khác
- Thai phụ nên đi thử nước tiểu định kỳ để sớm phát hiện viêm nhiễm nếu có.
Như vậy, Khi có các biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám chuyên khoa Thận tiết niệu để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi để giúp mẹ an tâm điều trị.
Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.