googleb578e89369db4e48.html

Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

16:55 - 06/03/2023 Lượt xem: 467 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con. Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Điều đáng nói là có tới 90% – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây sang con.

1. Viêm gan B khi mang thai gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Biến chứng có thể xảy ra ở cả mẹ lẫn thai nhi khi bà bầu bị viêm gan B. Vì thế các mẹ cần điều trị viêm gan B tích cực để phòng ngừa biến chứng.

  • Biến chứng với bà bầu

Khi nhiễm virus viêm gan B, do sức đề kháng cơ thể mẹ trong thai kỳ giảm đi, cơ thể nhạy cảm hơn nên nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, gây nhiều ảnh hưởng tới chức năng gan cũng như sức khỏe. Cần cẩn thận viêm gan B ở bà bầu tiến triển thành xơ gan, suy gan hoặc tiểu đường thai kỳ.

viêm gan B lây truyền

  • Biến chứng với thai nhi

Virus viêm gan B không lây qua nhau thai mà lây qua dịch tiết khi mẹ sinh. Vì thế sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ không trực tiếp bị ảnh hưởng. Song hấp thu dinh dưỡng kém, ăn uống kém ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến trẻ.

Ngoài ra, sự hiện diện của virus này làm tăng nguy cơ: sinh non, sẩy thai, trẻ nhẹ cân, dễ bị tổn thương gan trong giai đoạn thai nhi,… Nếu trẻ sinh ra mắc viêm gan B bẩm sinh, nguy cơ phát triển thành mạn tính rất cao. Gây nên giảm sút sức khỏe cho trẻ.

2. Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?

Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên sinh mổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, việc sinh mổ là không nhất thiết. Bởi cách này không hạn chế được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus cho trẻ.

Con đường lây nhiễm của virus viêm gan B từ mẹ sang bé dựa trên sự có mặt của virus trong hỗn hợp dịch lỏng cơ thể được qua bé khi sinh. Vì thế dù sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa hiệu quả là tiêm phòng và chăm sóc đúng cách cho cả mẹ lẫn bé.

3. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con vào các thời điểm: Trong khi mang thai, trong lúc chuyển dạ đẻ và thời kỳ cho con bú.

  • Trong giai đoạn mang thai

Tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai không quá 2%.

Bình thường giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, là nơi trao đổi chất dinh dưỡng. Thời kỳ đầu thai nghén, hàng rào nhau thai gồm 4 lớp (Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào) nhưng sang thời kỳ sau thai nghén (sau tháng thứ 4) lá nuôi tế bào biến đi, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể. Hàng rào nhau thai trở lên rất mỏng manh. Do vậy chỉ cần một chấn động nhẹ làm tổn thương hàng rào nhau thai thì máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B.

viêm gan B lây truyền

  • Trong lúc chuyển dạ đẻ

Tới hơn 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn này.

Khi đó cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo, sự lây truyền sẽ diễn ra ở thời điểm này.

Nếu mẹ bị nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Trong trường hợp mẹ nhiễm HBV mà HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%.

  • Thời kỳ cho con bú

Cực kỳ hiếm các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Mặc dù đã phát hiện HBV DNA trong sữa non của bà mẹ HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.

Các trường hợp bị nhiễm trong giai đoạn này có thể do các vấn đề tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp. Vì vậy các bà mẹ bị viêm gan B mạn cho con bú cần phải tập chăm sóc phòng ngừa chảy máu khi nứt núm vú bằng cách cho trẻ bú đúng cách và giữ gìn vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch siêu âm, quản lí thai tại phòng khám sản phụ khoa quý khách có thể đặt lịch TI ĐÂY.

 

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV