Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa
11:39 - 07/03/2024 Lượt xem: 386 Tác giả: Thu Hoàng
Thông thường, lưỡi bé được bao phủ bởi cơ quan cảm giác vị giác màu trắng hồng gọi là nhú lưỡi. Với bệnh nhân bị viêm lưỡi bản đồ phần lưỡi bị tổn thương bị mất các phần nhú che phủ bề mặt lưỡi, gây ra các mảng đỏ không đều có hình dạng giống như bản đồ. Đôi khi, các tổn thương cũng xuất hiện tương tự ở các vị trí miệng khác, chẳng hạn như vòm miệng, má, dưới lưỡi hoặc trên nướu. Vậy viêm lưỡi bản đồ có dấu hiệu như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về bệnh viêm lưỡi bản đồ
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một rối loạn lành tính, ảnh hưởng tới bề mặt lưỡi. Lưỡi thường được bao phủ bởi những nhú lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng; thường ngắn, mịn và trông giống như sợi tóc. Ở bệnh viêm lưỡi bản đồ, những vết trên bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi và là một khoảng đỏ, nhăn, thường có viền bao quanh. Những tổn thương này khiến lưỡi có hình dạng giống như bản đồ, thường lành lại ở một khu vực và sau đó lại lan sang phần khác của lưỡi. Bệnh còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính.
Mặc dù lưỡi bản đồ có thể trông giống như một dấu hiệu cảnh báo nhưng nó không gây ra các vấn đề sức khỏe và không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư. Nó có thể gây ra cảm giác khó chịu và tăng nhạy cảm với một số chất. Bệnh viêm lưỡi bản đồ thường bắt đầu bị từ khi còn nhỏ và kéo dài suốt đời.
2. Dấu hiệu triệu chứng viêm lưỡi bản đồ
Hầu hết, trẻ bị viêm lưỡi bản đồ đều không xuất hiện triệu chứng cụ thể, nên mẹ rất khó phát hiện. Một số triệu chứng điển hình khi bé bị viêm lưỡi bản đồ như:
- Trẻ nhạy cảm hơn khi ăn các đồ ăn mặn, ngọt, chua,…
- Trẻ khó nhai, nuốt, biếng ăn. Với trẻ sơ sinh, trẻ có thể bỏ bú.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em:
- Lưỡi trẻ xuất hiện các mảng mịn, màu đỏ, có hình dạng không cố định như bản đồ trên bề mặt lưỡi hoặc cạnh lưỡi. Mặt trong mảng đỏ mịn mất hết nhú lưỡi so với xung quanh.
- Các vết tổn thương có viền màu trắng hơi nhô lên tạo ranh giới với niêm mạc lưỡi, giống các vết viêm loét.
- Các mảng viêm có thể tự lành ở một khu vực và sau đó xuất hiện ở một khu vực khác của lưỡi.
- Các mảng viêm thường thấy nhất ở bề mặt lưỡi, nhưng đôi khi xuất hiện ở vùng má, vòm miệng, lợi của trẻ
3. Chẩn đoán bệnh như thế nào?
Bệnh viêm lưỡi bản đồ chẩn đoán chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng, ngoài ra cần làm một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt với một số bệnh.
Dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
- Những vết có hình dáng bất thường, phẳng, đỏ ở đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi
- Những tổn thương thường xuyên thay đổi về vị trí, kích thước và hình dáng.
- Ngoài ra có khoảng 40% bệnh nhân có lưỡi nứt kèm theo. Nứt lưỡi là tình trạng xuất hiện những rãnh sâu trên bề mặt lưỡi.
- Lưỡi bản đồ có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm. Nó thường tự hết nhưng có thể xuất hiện lại sau đó.
- Khó chịu, đau hoặc cảm giác bỏng rát ở một số trường hợp nhưng thường liên quan đến ăn các thức ăn, cay, nóng, mặn hoặc chua.
- Tuy nhiên đa số các trường hợp không cảm thấy đau hay khó chịu, không ảnh hưởng tới vị giác, nên trẻ không gặp phiền toái gì về ăn uống.
Khám: tổn thương là các đám có ranh giới rõ, viền màu trắng ở giữa màu đỏ và trụi gai nhú bề mặt lưỡi. Viền gờ màu trắng này di chuyển có ngày ở gần đầu lưỡi, có ngày lại ở phần sau lưỡi. Hình thù bất thường giống như bản đồ.
Cận lâm sàng: Chủ yếu làm một số xét nghiệm loại trừ nguyên nhân khác như nấm
Soi nấm: Để loại trừ nhiễm nấm candida.
4. Cách phòng và điều trị viêm lưỡi bản đồ
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là tình trạng lành tính, có thể tái phát và không có biện pháp điều trị triệt để. Trong trường hợp trẻ ăn uống bình thường, không khó chịu, không đau, không bỏ ăn uống, mẹ chỉ cần chú ý thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng như:
Vệ sinh miệng cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý để chống bội nhiễm. Với trẻ sơ sinh, thường xuyên rơ lưỡi làm sạch khoang miệng cho bé.
Cho bé ăn các thức ăn lỏng, nguội. Hạn chế thức ăn nóng để các vết tổn thương nhanh lành.
Bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin C và vitamin B để tăng cường đề kháng cho bé
Đối với những trẻ có triệu chứng khó chịu, đau hay ngứa thì ngoài áp dụng các biện pháp trên có thể dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như:
Cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng có gây tê hay chất kháng histamin.
Sử dụng các loại thuốc bôi chống viêm tại chỗ.
Nếu trẻ đau khi ăn uống, các bác sĩ có thể cho bé dùng các thuốc giảm đau tại chỗ.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động gần 20 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.