googleb578e89369db4e48.html

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

11:59 - 06/03/2024 Lượt xem: 308 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lành tính của lưỡi, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ và đối tượng phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên vì là bệnh lành tính nên có thể tự khỏi và không để lại di chứng. Vậy bệnh viêm lưỡi bản đồ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh viêm lưỡi bản đồ là gì?

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một tình trạng rối loạn lành tính ở bề mặt lưỡi. Bình thường lưỡi được bao phủ bởi nhú lưỡi, màu trắng hồng, ngắn và mịn. Ở người bị viêm lưỡi bản đồ, bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi, thay vào đó là một khoảng đỏ, nhăn, có viền bao quanh đồ.

Ban đầu chỉ có một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, các vết này liên tục thay đổi vị trí, hình dạng và kích thước, không có hình dạng nhất định, những gờ hình ngoằn ngoèo nên gọi là viêm lưỡi bản đồ (địa lý) hoặc viêm lưỡi di cư lành tính.

viêm lưỡi bản đồ

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm lưỡi bản đồ là gì?

Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ hiện vẫn chưa được tìm ra nên chưa có biện pháp phòng bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy có những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị lưỡi bản đồ như:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ
  • Người có bệnh nền là bệnh vảy nến, tiểu đường, thiếu máu, hen suyễn…
  • Cơ thể trẻ thiếu các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6 và B12
  • Sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể trẻ phản ứng quá mạnh
  • Trẻ bị nhiễm giun cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bệnh viêm lưỡi bản đồ.
  • Trẻ bị viêm lưỡi bản đồ có thể là do những sự thay đổi khi mọc răng sữa. Khi bé mọc xong răng sữa bệnh sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu bệnh không khỏi sau khi bé mọc răng thì là do nguyên nhân khác gây bệnh.

3. Bệnh viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, bệnh không biến chứng, không ảnh hưởng đến sức khỏe, không truyền nhiễm và không phải là triệu chứng của nhiễm trùng hay ung thư nhưng có thể gây khó chịu và tăng độ nhạy cảm của lưỡi với một số chất, chẳng hạn như gia vị, muối, ớt… thậm chí là đồ ngọt. 

Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, cơ địa của từng bé mà xảy ra tình trạng viêm dẫn đến nhiễm trùng, khiến lưỡi của bé bị nứt, gây đau rát, khó chịu, dẫn đến trẻ lười ăn, bỏ ăn và suy dinh dưỡng.

4. Điều trị viêm lưỡi bản đồ cho trẻ

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị viêm lưỡi bản đồ đặc hiệu ở trẻ. Nếu trẻ ăn uống bình thường, không đau, không khó chịu thì không cần điều trị, chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày, định kỳ lấy cao răng 6 tháng một lần, trong chế độ ăn uống cần hạn chế đồ ăn nóng, kích thích, nhiều gia vị, tránh đồ uống có cồn.

Trường hợp trẻ bị đau, ngứa, khó chịu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ điều trị và kê đơn thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc giảm đau, chống viêm, nước súc miệng có gây tê hay chất kháng histamin.

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, còn có nhiều cách chữa viêm lưỡi bản đồ bằng dân gian từ các dược liệu có sẵn trong tự nhiên như rau ngót, cà tím…

viêm lưỡi bản đồ

Chữa viêm lưỡi bản đồ bằng rau ngót: Rau ngót là loại cây có công dụng thanh nhiệt cơ thể, diệt khuẩn, khắc phục tình trạng lở loét, viêm nhiễm, tái tạo và hồi phục các tế bào tổn thương...Mẹ có thể đem xay hoặc giã rau ngót vắt lấy nước, có thể cho thêm 1 chút muối hạt để tăng tính sát khuẩn, sau đó dùng gạc zơ lưỡi sạch nhúng rồi cho bé ngày 3-4 lần sau ăn và trước khi đi ngủ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động gần 20 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

 

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV