googleb578e89369db4e48.html

Viêm tắc tĩnh mạch – Hình thái nhiễm khuẩn hậu sản

07:58 - 03/04/2020 Lượt xem: 767

Viêm tắc tĩnh mạch ít gặp ở Việt Nam, thường hay gặp ở các nước Tây Âu trong những trường hợp sau mổ hoặc sau đẻ. 1. Nguyên nhân của viêm tắc tĩnh mạch Thường gặp ở trường hợp con con rạ, có chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, chảy máu nhiều. Những yếu tố […]

Viêm tắc tĩnh mạch ít gặp ở Việt Nam, thường hay gặp ở các nước Tây Âu trong những trường hợp sau mổ hoặc sau đẻ.

1. Nguyên nhân của viêm tắc tĩnh mạch

Thường gặp ở trường hợp con con rạ, có chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, chảy máu nhiều.

Những yếu tố thuận lợi làm cho bệnh phát sinh như máu chảy nhiều; máu chảy chậm trong hệ thống tĩnh mạch, không lưu thông dễ dàng từ dưới lên trên hoặc máu dễ đông do tăng sinh sợi huyết, tăng số lượng tiểu cầu; hoặc do yếu tố thần kinh giao cảm của hệ tĩnh mạch ở chân và bụng dưới.

2. Triệu chứng

Viêm tắc tĩnh mạch - hình thái nhiễm khuẩn hậu sản
Ảnh minh họa: viêm tắc tĩnh mạch

Thường xảy ra muộn, ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 sau đẻ.

Sốt nhẹ, mạch tăng dần.

Đau ở bắp cẳng chân, bàn chân (đau buốt, tức khó chịu) muốn dứt bỏ ngón đi…

Đôi khi đau buốt ngực, khó thở, khạc ra máu và chân đó sẽ to lên hơn; da thay đổi từ đỏ sang tím nhạt và dọc tĩnh mạch chi rồi xuất hiện tĩnh mạch dưới da, sau đó chuyển trắng, phù nền rõ rệt, sờ nắn da vùng đường đi của tĩnh mạch đau.

Chân này nòng lên hơn chân lành, rồi không nhấc chân lên được nữa (so với mặt giường)

3. Điều trị

Điều trị kháng sinh. Dùng thuốc chống đông máu như héparin 250mg/24 giờ vào tĩnh mạch, chia 4 lần (100mg, 50mg, 50mg, 50mg) cứ cách 4 giờ tiêm một lần. Nếu cần thiết có thể tiêm bắp thêm

Bất động chân 3 tuần sau khi khỏi sốt.

4. Những lưu ý khi mắc viêm tắc tĩnh mạch

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể được sử dụng bang chun áp lực hay tất áp lực y tế có tính đàn hồi cao và áp lực từ 20 – 30 mmHg

Chú ý dinh dưỡng cho người bệnh cần tránh các thức ăn có thể gây táo bón. Điều quan trọng là chế độ ăn phù hợp với chế độ điều trị thuốc chống đông.

Trong thời gian dùng thuốc chống đông, người bệnh nên tránh các hoạt động thể lực mạnh, có nguy cơ gây chảy máu; tránh sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, aspirin, thuốc đông y do làm tăng nguy cơ chảy máu.

Trong thời gian bệnh nhân nằm bất động, gia đình cần thường xuyên thay đổi tư thế, xoa bóp chân, có thể đeo tất áp lực dự phòng huyết khối ở chân cho bệnh nhân.

Khi đã biết các triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch, sản phụ cần chú ý những dấu hiệu sau sinh từ 10 – 15 ngày để có thể phát hiện sớm, được điều trị kịp thời. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang