googleb578e89369db4e48.html

Viêm tiết niệu 3 tháng đầu thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

11:56 - 07/11/2021 Lượt xem: 430 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm tiết niệu, có từ 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đáng lo ngại hơn nữa, nhiễm trùng tiểu có xu hướng tái phát thường xuyên trong thai kỳ.

Viêm tiết niệu, có từ 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đáng lo ngại hơn nữa, nhiễm trùng tiểu có xu hướng tái phát thường xuyên trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu bị chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu sau khi kiểm tra nước tiểu định kỳ. Mẹ hoàn toàn bất ngờ bởi vì bản thân không có bất cứ dấu hiệu bệnh nào. Thậm chí, không ít người còn nghĩ việc kiểm tra nước tiểu mỗi lần khám thai chỉ là một thủ tục làm cho vui. Vậy, bệnh này có nguy hiểm đến thai nhi hay không? và nguyên nhân gây ra bệnh này là do đâu chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao mang bầu lại dễ bị viêm tiết niệu?

Phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu hơn nam giới. Vùng kín của nữ giới rất dễ nhiễm vi khuẩn từ âm đạo hoặc vùng hậu môn, trực tràng vì chúng nằm gần nhau.

Nhiễm trùng tiết niệu rất thường gặp trong thai kỳ. Thai nhi ngày càng lớn sẽ gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu của bạn. Thói quen uống ít nước  cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm đường tiết niệu.

2. Dấu hiệu viêm tiết niệu thường gặp

  • Có cảm giác buồn đi tiểu, tiểu đêm. Đặc biệt là trong lúc đi tiểu hay đau tức bụng dưới.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu. Nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu.
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.
  • Đau dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Có cảm giác sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn ói.

viêm tiết niệu

3. Nhiễm trùng đường tiểu 3 tháng đầu có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Bất kỳ loại nhiễm trùng nào khi mang thai đều có thể cực kỳ nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ sinh non. Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như dẫn đến viêm thận: vi khuẩn lan tới và khiến thận của bạn bị tổn thương vĩnh viễn, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tiểu trong khi mang thai đều được điều trị bằng một đợt kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn cho thai kỳ nhưng vẫn tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Đừng ngần ngại thông báo cho bác sĩ khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu nhé.

4. Một số mẹo giúp ngăn ngừa tình trạng viêm tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu là một vấn đề phổ biến và rất khó chịu. Tuy nhiên, uống đủ nước, thực hành một số thói quen lành mạnh và bổ sung thêm vitamin C, Probiotic vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

  • Uống nhiều nước. Chất lỏng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Đi tiểu nhiều hơn giúp bạn loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.
  • Tăng thêm vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Vitamin C có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Lượng acid trong nước tiểu tăng lên sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Uống nước ép nam việt quất không đường. Quả nam việt quất có thể ngăn vi khuẩn bám vào đường tiết niệu.
  • Dùng thực phẩm có bổ sung Probiotic. Probiotics có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu khi sử dụng một mình hoặc kết hợp với kháng sinh.
  • Đi tiểu thường xuyên và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết