Virus HPV có gây ra ung thư không?
08:59 - 08/08/2020 Lượt xem: 362
Virus HPV là một loại vi rút gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Rất có thể người bệnh sẽ bị mắc vi rút HPV trong cuộc đời nhưng không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. 1. Các […]
Virus HPV là một loại vi rút gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Rất có thể người bệnh sẽ bị mắc vi rút HPV trong cuộc đời nhưng không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
1. Các loại virus HPV và cách thức lây lan của virus
Hầu hết các loại virus HPV có thể gây ra mụn cóc. Những mụn cóc này có thể mọc ở tay hoặc chân. Có hơn 40 loại virus được gọi là HPV bộ phận sinh dục. Những virus này lây lan từ người sang người khi tiếp xúc qua bộ phận sinh dục. Điều này thường diễn ra khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.
Virus HPV sinh dục có thể lây nhiễm qua vùng sinh dục của phụ nữ, bao gồm cả bên trong và bên ngoài âm đạo. Chúng cũng ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của nam giới, bao gồm cả dương vật. Ở nam giới và nữ giới, HPV sinh dục có thể gây nên nhiễm trùng hậu môn hoặc một số bộ phận khác như đầu, cổ. Một số HPV sinh dục có thể gây nên tình trạng mụn cóc hoặc tổn thương. Mụn cóc sinh dục khác nhau về kích thước, hình dạng và số lượng nhưng ít khi tiến triển thành ung thư. Chúng được gọi là HPV nguy cơ thấp và bao gồm các chủng HPV-6 hoặc HPV-11.
2. HPV có gây ra ung thư không?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp nhất do HPV gây ra. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị các loại ung thư khác như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn. Một số trường hợp hiếm gặp như ung thư vùng miệng họng cũng có thể xảy ra.
Bệnh ung thư thường phát hiện sau nhiều năm đến hàng chục năm sống chung với HPV. Không có cách nào để biết một người bị nhiễm HPV có khả năng bị bệnh ung thư hay không.
HPV cũng rất khó bị tiêu diệt hoàn toàn ở những người bị suy giảm miễn dịch (kể cả người bị HIV/AIDS). Do vậy, ngoài ảnh hưởng của HPV, họ còn có thể mắc các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu có thai và bị nhiễm HPV thì có thể bị mụn sinh dục hay những thay đổi tế bào bất thường trong tử cung. Có thể tìm thấy những thay đổi tế bào bất thường khi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Thai phụ nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ ngay cả khi đang mang thai.
3. Làm thế nào để không bị HPV?
Vacxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Vacxin được tiêm cho người từ độ tuổi 11 đến 26 tuổi.
- Đối với phụ nữ: Vacxin được tiêm cho bé gái từ 11-12 tuổi nhưng cũng có thể sử dụng cho phụ nữ 26 tuổi mà chưa tiêm vacxin lần nào hoặc chưa tiêm đủ liều vacxin khi còn nhỏ.
- Đối với đàn ông: Vacxin được tiêm cho bé trai từ 11-12 tuổi đồng thời cũng có thể sử dụng cho đàn ông 21 tuổi nếu chưa tiêm vacxin lần nào hoặc chưa tiêm đủ liều vacxin khi còn nhỏ. Vacxin cũng được đề nghị với nam giới 26 tuổi nếu có quan hệ đồng giới hoặc hệ miễn dịch kém.
Quan hệ tình dục an toàn cũng là một cách để phòng bệnh. Dùng bao cao su đúng cách có thể giảm nguy cơ bị nhiễm HPV. Tuy nhiên, HPV cũng có thể đi vào cơ quan sinh dục ở những vùng bao cao su không thể che được. Việc làm này có thể giảm nguy cơ bị bệnh nhưng không thể triệt để.
Duy trì mối quan hệ một vợ-một chồng. Mối quan hệ lành mạnh và hạn chế tối đa bạn tình là cách phòng tránh HPV tốt.
4. HPV có thể chữa trị được không?
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp để chữa trị triệt để căn bệnh này. Chỉ có thể giảm hoặc làm mất các triệu chứng của bệnh như:
- Mụn tại cơ quan sinh dục hoặc các chi: bệnh có thể được chữa khỏi bằng các đơn thuốc mà bác sĩ kê cho bạn. Điều cần thiết nhất là giải thích rõ triệu chứng mà bản thân đang mắc phải.
- Tiền ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm Pap và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Các ung thư khác: cũng được điều trị tốt hơn nếu được phát hiện bệnh sớm. Không còn cách nào khác ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết cho quá trình chẩn đoán bệnh.
5. Phòng ngừa HPV như thế nào?
Xét nghiệm HPV là một cách để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào tử cổ tử cung của phụ nữ. Xét nghiệm HPV có thể tự thực hiện hoặc kết hợp với xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này bao gồm việc thu thập một mẫu tế bào tử cổ tử cung để tìm kiếm sự bất thường trong các tế bào. Thông thường, một mẫu có thể được sử dụng cho cả hai phương pháp xét nghiệm. Không có xét nghiệm HPV cho nam giới.
Quan hệ tình dục an toàn là cách để giảm nguy cơ mắc bệnh. Quan hệ tình dục bừa bãi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV. Sử dụng bao cao su không thể bảo vệ bạn tránh khỏi hoàn toàn virus khi quan hệ tình dục.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang có các gói khám, siêu âm phụ khoa giúp phát hiện sớm các viêm nhiễm, bệnh lý bất thường. Để đặt lịch khám bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.