Vỡ ối non gây tình trạng sinh non ở trẻ mẹ bầu cần biết
04:21 - 06/11/2020 Lượt xem: 773
Theo thống kê, có khoảng 8% – 10% thai phụ gặp tình trạng vỡ ối non, chiếm 1⁄4 trong các nguyên nhân dẫn đến việc sinh non. Vậy vỡ ối non là gì ? Nguyên nhân và cách khác phục vỡ ối non mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé […]
Theo thống kê, có khoảng 8% – 10% thai phụ gặp tình trạng vỡ ối non, chiếm 1⁄4 trong các nguyên nhân dẫn đến việc sinh non. Vậy vỡ ối non là gì ? Nguyên nhân và cách khác phục vỡ ối non mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !
1. Vỡ ối non là gì ?
Vỡ ối non là tình trạng màng ối bị vỡ trước khi vào chuyển dạ. Vỡ ối non thường xảy ra ở những thai chưa đủ trưởng thành (trước 37 tuần tuổi thai). Tính chất đàn hồi của màng ối thay đổi, không còn chịu đựng được áp lực cao trong buồng ối đưa đến vỡ màng ối.
2. Vỡ ối non gây nguy hiểm như thế nào ?
Nếu hiện tượng ối vỡ non kéo dài có thể:
- Gây nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh.
- Thiểu ối dẫn đến thai nhi bị thiểu sản phổi, biến dạng chi, chèn ép dây rốn.
- Rau bong non, có thể dẫn đến hiện tượng thai nhi chết trong tử cung.
3. Nguyên nhân dẫn đến vỡ ối non:
- Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao…
- Khung chậu hẹp.
- Đa thai, đa ối.
- Hở eo tử cung.
- Tử cung dị dạng
- Viêm màng ối: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
- Sau chấn thương, sang chấn.
4. Các dấu hiệu khi bị vỡ ối non
Khi bị vỡ ối non, các bà mẹ sẽ có những dấu hiệu sau:
- Có dịch chảy bất thường ở âm đạo, đặc biệt là khi dùng băng vệ sinh vẫn thấy có dịch trắng thấm ướt, có mùi tanh.
- Khi túi ối vỡ, thai phụ có thể cảm nhận được tiếng “bục” và nước ối bắt đầu tràn ra từ vùng kín, trong một số trường hợp dịch ối sẽ rò rỉ từng chút một, vì vậy nhiều người không phân biệt được dấu hiệu này với tình trạng tiểu són.
Các bà mẹ nên chú ý theo dõi những thay đổi của cơ thể vào ba tháng cuối thai kỳ để kịp thời phát hiện và xử trí nếu hiện tượng vỡ ối non xảy ra.
5. Dự phòng vỡ ối non
- Điều trị dứt điểm nhiễm trùng âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Khâu eo tử cung khi bị hở eo tử cung.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
- Dinh dưỡng trong lúc mang thai cần chú trọng
- Chú ý tránh chấn thương, sang chấn tâm lý… trong lúc mang thai
Nếu bạn chuẩn bị mang thai: hãy đi khám sức khỏe sinh sản để được bác sỹ thăm khám, tư vấn, kiểm tra sức khỏe sinh sản toàn diện. Đặc biệt là những bạn không may bị khiếm khuyết cơ thể (về bộ phận sinh dục).
Nếu bạn đang mang thai: hãy đi khám theo lịch hẹn, thực hiện đơn thuốc và các hướng dẫn của bác sỹ một cách nghiêm túc và xây dựng một kế hoạch “an toàn” cho suốt thai kỳ.