Xét nghiệm AMH đánh giá khả năng sinh sản của nữ giới
16:26 - 26/06/2023 Lượt xem: 417 Tác giả: Thu Hoàng
Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm. Vậy xét nghiệm AMH là gì? khi nào cần thực hiện xét nghiệm này chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Xét nghiệm AMH là gì ?
AMH (Anti-mullerian Hormone) được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp với số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng. Lượng AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại.
Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm. Nồng độ AMH sẽ hằng định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh. Đây là ưu điểm của xét nghiệm AMH so với xét nghiệm FSH trước đây. Do vậy, giúp việc xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng trở nên thuận tiện hơn nhiều cho bệnh nhân. Trước đây, các xét nghiệm đánh giá chức năng buồng trứng (FSH, LH, E2) phải thực hiện vào đầu chu kỳ kinh (ngày 2-4).
2. Vai trò của xét nghiệm nội tiết AMH
Đánh giá tình trạng lão hóa buồng trứng
Khi noãn ở buồng trứng rơi vào tình trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng thì được gọi là lão hóa buồng trứng. Thông thường, phụ nữ thường mãn kinh ở độ tuổi 50, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp độ tuổi mãn kinh của phụ nữ sớm hơn bình thường.
Theo thống kê cho thấy, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mãn kinh trước tuổi 45 và cứ 100 phụ nữ thì có 1 người mãn kinh trước tuổi 40. Vì vậy việc làm xét nghiệm AMH định kỳ đều đặn có thể giúp theo dõi số lượng còn lại của noãn trong buồng trứng để đánh giá diễn biến tình trạng lão hóa buồng trứng.
Tiên lượng khả năng sinh sản ở nữ giới
Chỉ số AMH và số lượng nang trứng trong buồng trứng có mối quan hệ tương quan trực tiếp với nhau. Phụ thuộc vào độ tuổi và nhiều yếu tố khác ở mỗi người phụ nữ mà tốc độ giảm dần của nồng độ AMH có thể khác nhau.
Xét nghiệm nội tiết AMH giúp bác sĩ có cơ sở theo dõi tốc độ lão hóa buồng trứng và tiên lượng khả năng mang thai ở người phụ nữ. Từ đó có thể đưa ra chỉ định về thời điểm thích hợp nhất mà người đó có thể mang thai tự nhiên hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.
Tiên lượng tuổi mãn kinh
Nồng độ AMH thường giảm sớm ở các trường hợp bị suy buồng trứng hoặc mãn kinh sớm. Đây cũng là lý do khiến xét nghiệm AMH được đánh giá cao hơn xét nghiệm FSH trong việc tiên lượng tuổi mãn kinh của phụ nữ. Khi tiên đoán được thời điểm khởi phát hiện tượng mãn kinh, bác sĩ sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng các loại hormone thay thế nhằm ngăn ngừa các bệnh do mãn kinh sớm ở phụ nữ gây ra, ví dụ như bệnh loãng xương.
Tiên đoán tổn thương buồng trứng sau phẫu thuật, điều trị ung thư
Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay việc khám chữa các bệnh phụ khoa thông qua phẫu thuật nội soi (bao gồm phẫu thuật trên buồng trứng) được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn.
Các thủ thuật cắt, bóc tách trên buồng trứng hoặc phẫu thuật đốt điện cầm máu, điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến số lượng noãn của người phụ nữ. Xét nghiệm nội tiết AMH có thể giúp đánh giá và tiên đoán được phần nào những thương tổn này.
Ngoài ra nồng độ AMH > 5ng/mL có giá trị trong việc chẩn đoán buồng trứng đa nang. Theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh ung thư buồng trứng: sau khi phẫu thuật khối u vài ngày, nồng độ AMH thường giảm. Trong trường hợp khối u tái phát, nồng độ AMH sẽ lại tăng lên.
Đánh giá hiệu quả thuốc kích thích buồng trứng: khả năng đáp với thuốc kích trứng nếu nồng độ AMH đo được là thấp. Ngược lại, nồng độ AMH cao cho thấy khả năng cao xảy ra quá kích buồng trứng.
Tuy là một xét nghiệm mới nhưng có thể thấy xét nghiệm nội tiết AMH đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe sinh sản của buồng trứng. Dựa vào kết quả xét nghiệm này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
3. Những lưu ý khi xét nghiệm nồng độ AMH
Xét nghiệm AMH đóng vai trò rất quan trọng chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, đặc biệt là trước khi thực hiện kích thích buồng trứng và thụ tinh trong ống nghiệm. Khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân nắm được một số vấn đề sau:
- Nên xét nghiệm AMH vào thời điểm nào? Nồng độ AMH sẽ hằng định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh. Đây là ưu điểm của xét nghiệm AMH so với xét nghiệm FSH trước đây. Do vậy, giúp việc xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng trở nên thuận tiện hơn nhiều cho bệnh nhân. Trước đây, các xét nghiệm đánh giá chức năng buồng trứng (FSH, LH, E2) phải thực hiện vào đầu chu kỳ kinh (ngày 2-4).
- Khi có chỉ định bệnh nhân sẽ được lấy máu tĩnh mạch và có thể làm xét nghiệm vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh. Xét nghiệm được thực hiện theo phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang đảm bảo độ chính xác cao.
- Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm AMH là tuổi, chủng tộc, tình trạng hút thuốc, uống rượu, tình trạng béo phì, buồng trứng đa nang, sử dụng thuốc tránh thai, hóa trị, xạ trị, phẫu thuật một hoặc cả hai buồng trứng,... Do đó, trước khi thực hiện xét nghiệm AMH, bệnh nhân cần báo với bác sĩ các tình trạng trên để bác sĩ có hướng xử trí phù hợp.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.