Xét nghiệm AST/ ALT là gì? Bao nhiêu là nguy hiểm?
09:08 - 26/01/2022 Lượt xem: 4873 Tác giả: Kim Ngân
Các bệnh lý về gan trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Vì vậy việc chẩn đoán chính xác, theo dõi và tiên lượng các bệnh gan là rất cần thiết. Hai chỉ số xét nghiệm AST/ALT là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan, tham gia nhiều trong chẩn đoán bệnh về gan, cùng tìm hiểu thêm về 2 chỉ số này nhé!
1. Xét nghiệm AST/ ALT là gì?
- AST là từ viết tắt của cụm từ Aspartate transaminase hay còn gọi với tên gọi khác là SGOT (glutamic-oxaloacetic transaminase).
AST là một loại enzyme có nhiều ở các tế bào của gan và thận. Đồng thời có một lượng nhỏ hơn của chất này được tìm thấy trong cơ tim và cơ bắp. Đối với những người bình thường có sức khỏe tốt mức AST ở trong máu thường thấp. Khi gan bị tổn thương, gan sẽ giải phóng đưa nhiều AST vào trong máu và khiến hoạt chất này tăng cao. Một khi mức enzyme này trong máu cao hơn mức bình thường, khả năng gan bị tổn thương là rất cao.
Giới hạn bình thường: 5-40 U/L (hoặc UI/L)
- ALT (SGPT) là viết tắt của cụm từ Alanine transaminase. ALT có chủ yếu ở gan và một số ít trong tế bào cơ vân, tim do đó so với AST thì chỉ số ALT đặc hiệu hơn, giúp phản ánh rõ hơn tình trạng tổn thương gan.
Với người khỏe mạnh bình thường thì nồng độ ALT trong máu thấp. Tuy nhiên do tác động nào đó gây tổn thương cho gan thì ALT được giải phóng vào máu và nồng độ ALT trong máu sẽ tăng cao.
Giá trị bình thường là < 35U/L.
2. Xét nghiệm AST/ ALT là gì?
- Xét nghiệm AST là một trong những xét nghiệm máu quan trọng giúp xác định nồng độ enzyme Aspartate Transaminase nhằm đánh giá tổn thương tế bào gan.
Xét nghiệm AST thường được kết hợp thực hiện với xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác là ALT. Tỷ lệ AST/ALT giúp xác định mức độ tổn thương cũng như các nguyên nhân gây tổn thương ở gan
Ngoài ra, xét nghiệm AST còn giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân khi điều trị các bệnh lý về gan để sớm có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Xét nghiệm ALT (Alanine Aminotransferase) là một xét nghiệm máu có chức năng phát hiện các tổn thương gan được gây nên bởi bệnh lý, thuốc, hoặc chấn thương. Các aminotransferase là chỉ điểm rất nhạy trong đánh giá tổn thương tế bào gan bao gồm aspartate aminotransferase (AST) và alanine aminotransferase (ALT) .
3. Khi nào cần làm xét nghiệm AST/ ALT?
AST, ALT là 2 chỉ số xét nghiệm cơ bản nhất và được chỉ định thường xuyên trong các đợt khám sức khỏe định kỳ ở người bình thường hoặc người có triệu chứng rối loạn chức năng gan như:
- Cơ thể mệt mỏi;
- Chán ăn, hoặc ăn uống khó tiêu
- Đầy bụng, đau vùng mạn sườn phải;
- Buồn nôn, nôn;
- Vàng da, nước tiểu có màu vàng, phân nhạt màu;
- Ngứa (lòng bàn tay, toàn thân hoặc các bộ phận khác).
- Phù nề ở chân và mắt cá chân
Đặc biệt, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan, cần kiểm tra men gan định kỳ 1 - 3 tháng/lần
- Người nghiện rượu bia;
- Người nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E;
- Có người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh về gan;
- Đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng không tốt đến gan;
- Người thừa cân, béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể.
Ở những người có triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như mệt mỏi hoặc sụt cân, ALT và AST có thể được thử nghiệm để chắc chắn rằng họ không có bệnh gan mãn tính.
Khi ALT và AST được sử dụng để theo dõi điều trị người bị bệnh gan, nó có thể được chỉ định thường xuyên trong quá trình điều trị để xác định xem điều trị có hiệu quả hay không.
4. Chỉ số AST/ALT tăng khi nào?
- Tăng nhẹ <100 UI/L
Thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, hay xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật.
Hiện nay, người ta thấy nhiều trường hợp men gan có xu hướng tăng nhẹ thời điểm gan nhiễm mỡ. Với trường hợp vàng da do tắc mật, và đặc biệt trường hợp có sỏi vào đường ống mật, thì ALT sẽ tăng không quá 500 UI/L, số rất ít trường hợp ALT tăng tới 3000 UI/L, và sau đó hầu hết đều giảm nhanh về lại bình thường.
- Tăng vừa <300 UI/L
Thường gặp trong các trường hợp viêm gan bởi uống quá nhiều rượu. Chỉ số transaminase tăng phần lớn do AST, trị số chỉ hơn mức giới hạn trung bình không vượt quá 2 đến 10 lần. Thời điểm đó, ALT lại có thể chỉ đạt bình thường cũng có thể thấp, do thiếu hụt vitamin B6, đây là phần tử giúp tổng hợp các ALT trong gan.
- Tăng cao >3000 UI/L
Thường gặp nhiều trong trường hợp tế bào của gan hoại tử như kiểu viêm gan do virus cấp, do mạn tính, hay tổn thương phần gan vì thuốc, vì nhiễm độc chất, vì trụy mạch lâu.
Các mức tăng nhanh của chỉ số ALT, AST tương quan khá kém với những mức độ trong tổn thương các tế bào của gan, chúng không mang ý nghĩa thiên nhiều về tiên lượng (cụ thể ví dụ như: hoại tử trong tế bào của gan đang rất nặng, khiến men gan tăng cao đột ngột trong 2 ngày đầu, sau 3 đến 5 ngày thì chỉ men gan giảm nhanh).
5. Những lưu ý khi đi xét nghiệm:
- Nếu chỉ làm riêng xét nghiệm AST, ALT thì bạn không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo các chỉ số xét nghiệm khác cho kết quả chính xác (đường máu, mỡ máu, chức năng thận…) thì tốt nhất bạn nên nhịn ăn khoảng 8h trước khi lấy máu.
- Không sử dụng rượu bia và các loại thuốc điều trị trước khi đi xét nghiệm khoảng 3 - 4 ngày.
- Sau khi lấy máu xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh thao tác mạnh hoặc mang vác, xách các vật nặng.
- Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu mẫu máu bị vỡ hồng cầu, huyết thanh đục hoặc do một số thuốc, sản phẩm làm ảnh hưởng đến hoạt độ của men gan.
Việc thực hiện xét nghiệm chỉ số AST và ALT là rất quan trọng và hữu ích để đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh về gan thì chỉ dựa vào 2 chỉ số này là chưa đủ, còn cần thực hiện các xét nghiệm khác do bác sĩ chỉ định để phối hợp phân tích chẩn đoán.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.