googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm chỉ số sắt huyết thanh (iron) trong máu

06:25 - 01/06/2020 Lượt xem: 2367

Sắt là nguyên liệu cơ bản để tạo máu cho cơ thể. Nồng độ sắt trong máu thấp và giảm dự trữ sắt có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Mặt khác, sự hấp thụ quá nhiều sắt có thể dẫn đến tích lũy tăng dần và gây thiệt hại cho các cơ quan như tim, gan và tuyến tụy. Xét nghiệm sắt là quan trọng giúp bác sĩ có đánh giá chính […]

Sắt là nguyên liệu cơ bản để tạo máu cho cơ thể. Nồng độ sắt trong máu thấp và giảm dự trữ sắt có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắtMặt khác, sự hấp thụ quá nhiều sắt  thể dẫn đến tích lũy tăng dần và gây thiệt hại cho các cơ quan như tim, gan và tuyến tụy. Xét nghiệm sắt là quan trọng giúp bác sĩ có đánh giá chính xác hơn về kết quả xét nghiệm huyết học, cũng như có sự tư vấn phù hợp cho từng bệnh nhân.

1. Xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh là xét nghiệm đo hàm lượng sắt có trong huyết thanh của cơ thể người bệnh, cụ thể là lượng sắt (bao gồm sắt tự do, dạng dự trữ Feritin và dạng vận chuyển) kết hợp với transferrin tồn tại trong máu lưu thông và vận chuyển khắp cơ thể.

Do hàm lượng sắt hiện diện trong máu thay đổi liên tục trong 1 ngày, hoặc từ ngày này sang ngày khác nên xét nghiệm sắt huyết thanh thường được đo cùng các xét nghiệm sắt khác như xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC). Từ độ bão hòa Transferrin sẽ phản ánh được lượng sắt được lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh là cần thiết với những bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng của chứng thiếu – thừa sắt quá mức để chẩn đoán bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, việc kiểm tra sắt huyết thanh định kỳ giúp bác sĩ có hướng tư vấn và điều trị tốt nhất.

2. Xét nghiệm sắt huyết thanh tăng trong các trường hợp sau:

Xét nghiệm sắt tăng trong trường hợp nào?

– Dùng quá nhiều sắt, nhiễm sắc tố sắt.

– Các bệnh gan cấp tính, viêm gan, viêm thận, thiếu máu hyperchromic (tăng sắc): Hoại tử tế bào gan: Tổn thương gan cấp, mức độ tăng song song với mức độ hoại tử tế bào gan. Mức tăng có thể lên tới > 1000 µg/dL), một số trường hợp bệnh gan mạn.

3. Chỉ số sắt giảm trong các trường hợp

– Thiếu máu do thiếu sắt.

– Khẩu phần ăn thiếu sắt: Suy dinh dưỡng, bệnh Kwashiorkor.

– Các nguyên nhân gây giảm hấp thụ: Hội chứng giảm hấp thụ; dịch vị thiếu acid, sau cắt dạ dày hoặc bệnh dạ dày; tiêu chảy mạn tính…

– Mất máu qua: Đường tiêu hóa; sản phụ khoa; tiết niệu, mất máu sau phẫu thuật.

– Tăng nhu cầu sắt mà chế độ ăn không đủ đáp ứng :

– Thường gặp trong các trường hợp: Giai đoạn cơ thể sinh trưởng; có thai; kinh nguyệt (nữ mất 3-8 mg sắt trong mỗi kỳ kinh); tình trạng sau phẫu thuật.

– Hội chứng viêm (như viêm khớp dạng thấp hay bệnh tạo keo giai đoạn hoạt động).

– Nhiễm trùng cấp và nhất là nhiễm trùng mạn.

– Ung thư và bệnh lí u tân sinh: ung thư biểu mô

– Các nguyên nhân khác: Bỏng rộng; hội chứng tăng urê máu; suy giáp; hội chứng thận hư (do gây mất các protein mang sắt qua nước tiểu).

4. Tăng giảm sắt huyết thanh đối với phụ nữ mang thai.

Xét ghiệm sắt huyết thanh với phụ nữ mang thai

Với phụ nữ mang thai, nhu cầu sử dụng sắt của cơ thể tăng lên, nên nguy cơ thiếu sắt của người mẹ rất cao. Một số trường hợp chỉ số sắt huyết thanh cao hơn ngưỡng cho phép có thể do việc sử dụng sắt không đúng liều lượng, và chế độ ăn mất cân đối.

Sắt tăng cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý kể trên, đặc biệt là bệnh lý Thalassemia.

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống và sử dụng thuốc sắt hợp lý theo chỉ định của bác sĩ. Và theo dõi chỉ số sắt định kỳ để có hướng điều chỉnh sao cho phù hợp.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh, bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để kiểm tra sức khỏe định kỳ về sức khỏe sinh sản, đăng ký khám thai bạn có thể đăng ký cho phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang