googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm Chlamydia và những điều cần biết?

13:49 - 26/04/2022 Lượt xem: 900 Tác giả: Thanh Nga

Vi khuẩn Chlamydia là vi khuẩn gây bệnh ở người. Nếu nhiễm Chlamydia nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trên cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Bệnh Chlamydia gây ra nhiều biến chứng khó chịu và phiền toái trong sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày. Vậy khi mắc bệnh, xét nghiệm chlamydia có là phương pháp chẩn đoán bệnh hữu hiệu nhất không? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm Chlamydia

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bởi do vi khuẩn gọi Chlamydia trachomatis gây ra.

Chlamydia trachomatis là một vi khuẩn khá đặc biệt, thực chất nó là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus.

Chlamydia là bệnh rất phổ biến và có khoảng 131 triệu người trên thế giới mắc bệnh này mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi dưới 25. Tỷ lệ người mắc bệnh Chlamydia nhiều hơn 3 lần so với bệnh lậu và 50 lần so với giang mai, mặc dù đây là hai bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau.

Chlamydia cũng có thể gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung có thể gây tử vong tiềm ẩn. Tổn thương có thể gây ra do Chlamydia đối với hệ sinh sản của phụ nữ.

2. Xét nghiệm Chlamydia là gì?

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể người đã từng quan hệ tình dục. Có rất nhiều loại Chlamydia khác nhau gây bệnh trên cơ thể người. Xét nghiệm này sử dụng một mẫu dịch của cơ thể hoặc nước tiểu để tìm vi khuẩn Chlamydia (Chlamydia trachomatis) hiện diện và gây nhiễm trùng hay không.

- Ý nghĩa của xét nghiệm Chlamydia. 

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia có trong cơ thể nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu không điều trị, bệnh Chlamydia có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

Đối với nữ giới: có thể biến chứng thành bệnh viêm vùng chậu (PID) dẫn đến vô sinh do tổn thương ống dẫn trứng, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Đối với phụ nữ có thai, Chlamydia có thể gây sinh non hoặc lây nhiễm sang con trong khi sinh gây nhiễm trùng mắt, viêm phổi dẫn đến mù lòa thậm chí khiến trẻ tử vong sau khi sinh. C.trachomatis có thể kết hợp cùng với HPV (Human papilloma virus) – một virus gây u nhú có khả năng đưa đến ung thư cổ tử cung

Đối với nam giới: gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm trực tràng, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh hoạt bình thường.

Bệnh Chlamydia cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như HIV hoặc bệnh lậu.

3. Xét nghiệm Chlamydia cần làm khi nào?

  • Bệnh nhân có những triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường kèm đau bụng (đối với nữ) hoặc tiết dịch từ dương vật bất thường và đau khi tiểu tiện (đối với nam)
  • Nữ giới dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ không an toàn với bạn tình mới hoặc với nhiều người
  • Quan hệ đồng giới
  • Xét nghiệm Chlamydia trong lần khám tiền sản đầu tiên và 1 lần vào 3 tháng cuối thai kỳ cho bà bầu dưới 25 tuổi.
  • Ba tháng sau điều trị bệnh lây qua đường tình dục.
  • Người mắc nhiều bệnh xã hội đặc biệt là HIV/AIDS
  • Trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm kết mạc (đỏ, sưng mắt, mắt tiết dịch)

4. Các phương pháp phát hiện Chlamydia

Để biết có bị nhiễm Chlamydia hay không, có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán xác định dưới đây:

- Xét nghiệm Chlamydia dịch (Quick test):

+ Quick test được thực hiện từ mẫu dịch vùng kín của người bệnh như dịch tiết niệu đạo, âm đạo.

+ Phương pháp Quick test này có độ đặc hiệu là 98.8%, độ nhạy 93.1% do vẫn có tỷ lệ âm tính giả đối với những trường hợp mới bị nhiễm. Vì vậy đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cần bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chắc chắn về kết quả.

- Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA:

+ Xét nghiệm này sử dụng mẫu là huyết thanh của người bệnh, giúp phát hiện kháng thể Chlamydia IgG và IgA trong mẫu huyết thanh nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân đã từng mắc bệnh mà không có triệu chứng hay là đang trong tình trạng cấp tính.

+ Phương pháp xét nghiệm Chlamydia IgG này có độ nhạy 95.3%, độ đặc hiệu 98.2%  và xét nghiệm Chlamydia IgA có độ nhạy 95.4% và độ đặc hiệu 95,9%. Xét nghiệm này có hiệu quả với quy mô sàng lọc lớn, không đòi hỏi vi khuẩn còn sống, rẻ tiền hơn nuôi cấy và yêu cầu kỹ năng xét nghiệm vừa phải. Tuy vậy nó có nhược điểm là không sử dụng được với nhiều loại mẫu lấy từ đại tràng, cơ quan hô hấp và âm đạo do giảm độ nhạy và độ đặc hiệu với các mẫu này, được sử dụng sàng lọc quần thể có tỷ lệ dương tính thấp (≤ 5%).

- Xét nghiệm Chlamydia PCR: Cũng giống như Quick test, đây là xét nghiệm lấy mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục của người bệnh nhưng được thực hiện với kỹ thuật hiện đại hơn.

+ Phương pháp xét nghiệm này có thể phát hiện vi khuẩn Chlamydia trachomatis trên mẫu nước tiểu (độ nhạy của mẫu này thấp hơn mẫu dịch phết), nhiều loại mẫu lấy từ đại tràng, cơ quan hô hấp và âm đạo. Xét nghiệm này độ nhạy trên 90%, độ đặc hiệu 100% tương đương với nuôi cấy tế bào, có ưu điểm là có thể áp dụng ở những nơi không có khả năng nuôi cấy, không đòi hỏi vi khuẩn còn sống, thời gian xét nghiệm nhanh, cho kết quả chính xác .

5. Lưu ý khi làm xét nghiệm Chlamydia

Với mẫu nước tiểu bệnh nhân cần thực hiện việc không đi tiểu trong 2 giờ trước khi lấy mẫu, không lau sạch vùng sinh dục trước khi tiểu. Thu lấy dòng nước tiểu đầu tiên, ngay sau khi đi tiểu.

Với mẫu dịch cơ thể lấy trực tiếp từ các khu vực bị ảnh hưởng như: cổ tử cung, niệu đạo, âm đạo, trực tràng hoặc mắt..

Với mẫu dịch từ cổ tử cung: Không nên thụt rửa hoặc sử dụng kem bôi âm đạo (ở phụ nữ) hoặc thuốc trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.

Với mẫu thu thập từ mắt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chải bên trong của mí mắt trên và dưới bằng que bông. Để thu thập mẫu dịch từ mắt, bác sĩ cần nhẹ nhàng chải bên trong mí mắt trên và dưới bằng que bông để lấy mẫu.

Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, không được quan hệ cho đến khi có kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính, bệnh nhân không được quan hệ trong vòng 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Bạn tình của người bệnh cũng nên điều trị Chlamydia để tránh tái nhiễm trở lại cho người bệnh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
TIN VUI: Bạn vẫn còn cơ hội tiêm phòng HPV
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu