googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm D-Dimer là gì, ý nghĩa xét nghiệm D-Dimer.

15:28 - 18/05/2022 Lượt xem: 1134 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. D-dimer là gì?

d-dimer là gì

Khi một mạch máu hoặc mô bị tổn thương và chảy máu, cơ thể sẽ bắt đầu hình thành cục máu đông (huyết khối) nhằm hạn chế máu chảy và cuối cùng là cầm máu. Quá trình này tạo ra các sợi protein gọi là fibrin. Các fibrin liên kết chéo với nhau, cùng với tiểu cầu giúp giữ cục máu đông tại vị trí vết thương cho đến khi nó lành lại. Khi đã xong, cơ thể sử dụng một loại enzyme gọi là plasmin để phá vỡ cục máu đông. Cục máu đông trở thành những mảnh nhỏ và được loại bỏ hoàn toàn. Trong đó, D-dimer là một trong những đoạn protein xuất hiện trong quá trình thoái giáng fibrin. 

2. Thực hiện xét nghiệm D-dimer khi nào?

D-dimer là yếu tố chứng minh sự hiện diện của các fibrin trong tuần hoàn, thường được sử dụng để:

Chẩn đoán bệnh lý huyết khối

Trong 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi, giá trị D-dimer đề tăng. Chỉ ở 5% những người không có bệnh huyết khối ghi nhận D-dimer tăng.

Phát hiện bệnh nhân bị tăng đông máu

Với 1 bệnh nhân nằm liệt giường, kết quả xét nghiệm thấy xuất hiện D-dimer có thể gợi ý khả năng huyết khối mới hình thành, là bằng chứng để thăm dò, xác định huyết khối. Bác sỹ sẽ cần dự phòng chống đông cho bệnh nhân để phòng ngừa biến chứng.

Theo dõi bệnh lý huyết khối theo thời gian

Sự trở lại bình thường của D-dimer ở bệnh nhân mắc bệnh lý huyết khối đánh giá hiệu quả điều trị tiến triển tốt, quá trình hình thành Fibrin đã cân bằng trở lại. Nhưng nếu xuất hiện trở lại các D-dimer trong thời gian theo dõi thì khả năng bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát.

Theo đó, xét nghiệm này được chỉ định để:

  • Giúp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch đã được hình thành.
  • Chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.

Nguy cơ có cục máu đông cao ở những đối tượng sau:

  • Hội chứng kháng phospholipid, một bệnh lý miễn dịch của bạn;
  • Một số bệnh lý bẩm sinh đặc biệt;
  • Phẫu thuật lớn, chẳng hạn như thay thế đầu gối;
  • Chấn thương nặng, chẳng hạn như gãy chân;
  • Ngồi hoặc nằm trong thời gian dài, chẳng hạn như đi máy bay dài hoặc nằm viện;
  • Mang thai hoặc nếu bạn vừa mới sinh con;
  • Một số bệnh ung thư.

3. Ý nghĩa xét nghiệm D-dimer

ý nghĩa xét nghiệm d-dimer

Tùy vào phương pháp định lượng mà kết quả xét nghiệm D-dimer ở các cơ sở ý tế khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau. Hiện nay, có hai kỹ thuật xét nghiệm D-dimer phổ biến thường được áp dụng là:

  • Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên latex ( Latex agglutination D-dimer). Nồng độ D-dimer được xem là bình thường đối với phương pháp này là < 500μg/L hay <0,5mg/L.
  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy ( Ultrasensitive immunoturbidimetric test). giá trị được xem là bình thường đối với kỹ thuật này là nồng độ D-dimer <1,1mg/L.
  • Kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính: Nghĩa là hợp lệ, có khả năng trong máu bạn không có huyết khối. Trong trường hợp các triệu chứng nêu ở trên vẫn xảy ra, có thể các xét nghiệm khác ngoài xét nghiệm D-dimer sẽ được chỉ định thêm để đưa ra khẳng định chính xác nhất.
  • Kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính: Điều này có nghĩa là lượng D-dimer trong máu đã vượt quá mức cho phép, bạn có thể đang có các cục máu đông trong mao mạch. Ngoài ra các yếu tố như: Nhiễm trùng, các bệnh về gan, ung thư, mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến nồng độ D-dimer trong máu tăng cao.
  • Kết quả này chỉ nói lên bạn có nguy cơ cao có cục máu đông chứ không thể khẳng định hoàn toàn. Xét nghiệm D-dimer cũng không có khả năng chỉ ra vị trí của cục máu đông, do đó để có kết quả chính các nhất các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các kỹ thuật xét nghiệm cận lâm sàng khác.

4. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  • Hiệu giá yếu tố dạng thấp cao trong huyết thanh gây dương tính giả.
  • Thuốc tiêu fibrin làm tăng kết quả xét nghiệm.
  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy tăng cao hoặc hạ thấp giả do tình trạng tăng lipid máu, hoặc bệnh phẩm bị tủa đục ở bệnh nhân điều trị bằng kháng thể đơn dòng chiết xuất từ chuột.

Xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm sinh hóa giúp phát hiện chỉ số D-dimer - một sản phẩm được tạo ra trong quá trình phá vỡ cục máu đông. Xét nghiệm D-dimer thường được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến huyết khối và tăng đông máu bất thường.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH